Hàng tồn kho trong thời kỳ Covid – 19 đã được giải quyết như thế nào?

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Chủ nhật, 03/10/2021 23:37 (GMT +7)
Cùng là hàng tồn kho, nhưng trong bối cảnh "thời bình" và "thời covid", nhà sản xuất có những cách giải quyết khác nhau.
Hashtag #Câu chuyện thời trang #COVID-19 #BEAUTORY #Thời trang

2020 và 2021 là 2 năm vô cùng khó khăn với ngành công nghiệp thời trang. Ở phương diện truyền thông, các nhãn hàng buộc phải thay đổi chiến lược tiếp cận khách hàng của họ. Những show trình diễn online được tổ chức liên tục. Các công nghệ kỹ thuật số tân tiến nhất được áp dụng... Đây có thể coi là một bước chuyển mình tốt với ngành công nghiệp tỉ đô.

Tuy nhiên, ở khía cạnh vận hành, ngành công nghiệp thời trang trong hai năm qua thậm chí còn hủy hoại môi trường kinh khủng hơn so với trước đại dịch.

Thời trang nhanh huỷ hoại môi trường

Chúng ta biết rằng, ngành thời trang luôn vận hàng với quy tắc cung nhiều hơn cầu. Có nghĩa là các thương hiệu sẽ sản xuất rất nhiều, nhiều hơn so với nhu cầu mua sắm của khách hàng. Tại sao ư? Đơn giản vì sản xuất nhiều sẽ giúp cho giá gốc sản phẩm rẻ hơn, giúp gia tăng biên lợi nhuận.

Khi sản xuất nhiều như thế, các thương hiệu thời trang sẽ bán với chiến lược là: Bán 50% số lượng sản xuất với mức giá nguyên tag, phần còn lại sẽ được hạ giá đến cuối năm. Đây là chiến lược được rất nhiều thương hiệu thời trang nhanh áp dụng.

>>> Xem thêm: SHEIN là gì? - Đế chế thời trang nhanh nhăm nhe thay thế Zara

Những thương hiệu thời trang thường sản xuất nhiều hơn nhu cầu của khách hàng.
Những thương hiệu thời trang thường sản xuất nhiều hơn nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, khi các thành phố lớn trên thế giới bị phong tỏa, khách hàng chẳng thế đến trung tâm thương mại để mua đồ thì lúc này hàng tồn kho sẽ được xử lý như thế nào?

Hàng tồn kho sẽ được xử lý như thế nào? - Chôn và Đốt

Đúng vậy, rất nhiều thương hiệu thời trang, đặc biệt thời trang cao cấp thà đốt đồ còn hơn bán đại hạ giá. Việc đại hạ giá quá nhiều, đặc biệt với thời trang thiết kế, sẽ là con dao giết chết giá trị thương hiệu. Ai còn muốn mua một món đồ Chanel nguyên giá khi chỉ cần chờ thêm một vài tuần để giá chỉ còn 1 nửa. Một báo cáo đã ước tính rằng chỉ tiêng năm 2015, 73% sản phẩm may mặc đã bị chôn hoặc đốt, chỉ 1% trong số đó được tái chế.

Kết quả là năm ngoái, Zara chịu cú sốc nặng nề do Covid – 19. Thương hiệu đã phải chi tới 335 triệu đô để giải quyết hàng tồn kho. H&M còn thảm hơn khi giá trị hàng tồn kho của thương hiệu này là 4 tỷ USD.

Các thương hiệu thà đốt đồ chứ không giảm giá hết
Các thương hiệu thà đốt đồ chứ không giảm giá hết

Các thương hiệu cao cấp cũng tốn một khoản kha khá để đốt số hàng tồn kho. Burberry đốt số hàng tồn kho có giá 40 triệu đô. Tập đoàn Kering và LVMH phi tang tới 900 triệu hàng tồn.

Hậu quả khi chôn và đốt hàng thời trang

Từ lâu, ngành công nghiệp thời trang đã bị lên án vì hủy hoại môi trường và cho đến thời điểm hiện tại, sự huỷ hoại này còn trở nên khủng khiếp hơn. Trung bình hàng năm, ngành công nghiệp thời trang phải chịu trách nhiệm cho khoảng 10% lượng khí CO2 trên toàn cầu.

Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng với những hành động đốt và chôn sản phẩm thời trang, có thể khẳng định rằng con số trên đã tăng lên chóng mặt trong 2 năm vừa rồi.

Thời trang nhanh đang hủy hoại môi trường hơn bao gờ hết.
Thời trang nhanh đang hủy hoại môi trường hơn bao gờ hết.

Tóm lại, thời trang cần thiết trong tiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta có nên trả giá cho sự phát triển này bằng môi trường? Nếu cứ tiếp tục mua sắm thiếu tính toán, thì phải chăng chúng ta đang tự ghi tên mình vào một cuộc đổi chác đầy sai trái của giới mộ điệu trên toàn thế giới?

SHEIN là gì? - Đế chế thời trang nhanh nhăm nhe thay thế Zara John Galliano: Thành lũy bảo vệ Haute Couture trước thời trang nhanh Tại sao cùng một mẫu áo y hệt nhưng hàng hiệu lại đắt hơn Zara nhiều lần?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp