Nhắc đến điện ảnh Hồng Kông, người ta không thể nhắc đến Vương Gia Vệ - lão đại dị biệt của điện ảnh xứ Cảng thơm. Phim của ông có nhiều thể nghiệm đột phá từ hình ảnh, bố cục, màu sắc đến cách xây dựng cốt truyện.
Dù làm rất nhiều tác phẩm nhưng đặc điểm chung của phim Vương Gia Vệ đều lấy bối cảnh Hồng Kông những thập niên cuối thế kỷ 20. Đó là những chuyện tình cảm không đầu không cuối, để lại cho người xem nỗi niềm trống vắng, day dứt như chính tâm sự của đạo diễn khi nhớ về một Hồng Kông sầm uất nay đã chỉ còn trong ký ức.
Trong phim của Vương Gia Vệ, thời trang cũng là một dạng ngôn ngữ, nó bao trọn lấy sự biển chuyển của xã hội thời kỳ này, khi những giá trị truyền thống đã làm nên sự rực rỡ của một thương cảng số 1 châu Á nay chịu lép vế trước cuộc đổ bộ của nền văn hóa mới.
Đó là thứ thời trang không quá cầu kỳ, vì đa phần nhân vật của ông đều xuất thân từ tầng lớp trung lưu đổ xuống. Lối trang phục giản dị ấy đến ngày nay vẫn còn có giá trị ứng dụng cao và xứng đáng để những tín đồ thời trang nói chung, tín đồ thời trang retro nói riêng học hỏi.
Áo sơ mi xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của Vương Gia Vệ. Chúng được phối quần âu hoặc áo khoác ngoài, đôi khi sẽ kèm theo caravat.
Đến thời điểm hiện tại và có lẽ mãi mãi sau này, sơ mi vẫn sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong tủ đồ của nam giới, một item có tính ứng dụng vượt thời gian.
Áo khoác là một món đồ không thể không có. Những nhân vật nam trong phim Vương Gia Vệ thường có cách phối layer bên ngoài sơ mi. Những chiếc áo khoác này có thể là áo khoác da, áo khoác form rộng, đủ nam tính những vẫn cực kỳ giản dị.
Không có gì thể hiện sự nam tính hơn một bộ suit được cắt may chỉn chu vừa vặn. Do Hongkong từng là thuộc địa của nước Anh, nam giới ở xứ Cảng chịu nhiều ảnh hưởng từ những xu hướng tại mẫu quốc, họ yêu thích những bộ suit tông trầm cắt may chỉn chủ với kiểu tóc chải ngược phía sau đặc trưng.
Bình luận