Xu hướng làm đẹp tự nhiên đang ngày càng bùng nổ trong thế giới làm đẹp. Nếu bạn đang có nhu cầu bước chân vào con đường làm đẹp "xanh" bền vững thì đây là 6 thuật ngữ làm đẹp bền vững bạn cần nắm rõ.
Waterless Cosmestic là cụm từ ám chỉ mỹ phẩm không chứa nước. Shanu Walpita, nhà dự báo xu hướng và cũng là người sáng lập Futurewise Studio cho biết, nước là thành phần chủ yếu trong các loại mỹ phẩm thuộc phân khúc bình dân. Sự khác nhau của sản phẩm chỉ là hương liệu tạo mùi.
Việc bổ sung nước khiến cho khối lượng mỹ phẩm tăng lên nhưng chất lượng lại bị sụt giảm. Ngoài ra, việc sử dụng nước sẽ khiến tốn nhiều chai lọ để đựng. Từ đó, thải ra nhiều nhựa hơn ra môi trường. Nhận thấy điều này, các thương hiệu lớn như Unilerver, L’Oréal, P&G đã cam kết loại bỏ tối đa nước ra khỏi sản phẩm.
Đúng như tên gọi của mình, Blue Beauty là khái niệm ám chỉ những sản phẩm làm đẹp thân thiện với đại dương xanh. Một sản phẩm được coi là thân thiện với đại dương xanh khi nó đáp ứng những tiêu chí sau:
Organic Beauty là những loại mỹ phẩm sử dụng những nguyên liệu được nuôi trồng hữu cơ. Những nguyên liệu hữu cơ là những nguyên liệu không sử dụng sinh vật biến đổi gene, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất bảo quản tổng hợp, hóa dầu hay những hoạt chất khác có thể gây hại cho môi trường.
Ngoài ra, một loại mỹ phẩm organic sẽ là những mỹ phẩm:
Sustainable Beauty là những sản phẩm làm đẹp bền vững, không gây hại đến môi trường và động vật. Những sản phẩm sustainable beauty còn cần phải đảm bảo tiêu chí tái đầu tư cho những vùng trồng nguyên liệu để phát triển sau này.
Green Beauty là thuật ngữ gần giống như Organic Beauty. Những sản phẩm green beauty là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, bao bì có thể tái chế hoặc dễ phân hủy.
Một sản phẩm Clean Beauty sẽ phải thỏa mãn những tiêu chí sau:
Những thành phần không được có trong một sản phẩm clean beauty gồm: Paraben, Aluminium Compounds, Ethoxylated, Formaldehyde, Refined petroleum, Hydroquinoe, Talc, Triclosan, Silica, Oxybenzone và Fragrance.
Ở thời điểm hiện tại, lối sống xanh đã không chỉ dừng lại ở việc ăn xanh, mà đã được nhìn nhận một cách toàn diện, bao gồm mặc xanh, dưỡng da xanh, trang điểm xanh... trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng và sự nguy hại của chính con người tới môi trường.
Với những thay đổi tích cực trong xu hướng tiêu dùng, lối sống xanh đã không còn là tư tưởng vị kỷ, đầy tính cá nhân với mục tiêu cao nhất là hoàn thiện quy trình sinh hoạt lành mạnh của từng cá nhân, mà nó đã thực sự được phát triển về mặt ý nghĩa, để khẳng định rằng lối sống của con người chỉ thực sự "xanh" khi nó song song tồn tại và phát triển cùng việc bảo vệ môi trường. Sẽ thật hoang đường nếu con người muốn trở nên xanh đơn độc trong một trái đất thiếu màu xanh.
Bình luận