35 tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phú Quang

Lệ Nguyễn Đăng lúc: Thứ tư, 08/12/2021 16:12 (GMT +7)
Nhạc sĩ Phú Quang từng được mệnh danh là ông hoàng của những bản tình ca của người thành thị. Trong số đó có rất nhiều tình khúc về Hà Nội và mùa thu.

Nhạc sĩ Phú Quang lúc sinh thời từng chia sẻ: "Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác". Cho dù đây không phải nơi "chôn rau cắt rốn" nhưng đối với Phú Quang, Hà Nội là cả một thời tuổi trẻ, một niềm kí ức. Từng góc phố, con đường ở thủ đô đều được người nhạc sĩ tài hoa này quan sát, cảm nhận một cách tỉ mỉ như một "thổ dân" chứ không đơn thuần là "người lữ khách" lướt qua.

Có lẽ vì vậy mà trong số hơn 600 sáng tác của mình, ông dành sự "thiên vị" cho Hà Nội đôi chút. Một số ca khúc nổi tiếng ông gọi đích danh "người yêu" như: Em ơi, Hà Nội phố; Im lặng đêm Hà Nội; Hà Nội ngày trở về; Lãng đãng chiều đông Hà Nội... Trong số những tác phẩm còn lại mặc dù không nhắc tới địa danh nhưng ai nghe cũng biết nỗi niềm đau đáu của ông vì tác giả này thường đưa người nghe vào trường hình ảnh, cảm xúc, giai điệu mang tên Hà Nội.

Nhạc sĩ Phú Quang - người con luôn đau đáu nỗi niềm riêng về Hà Nội.
Nhạc sĩ Phú Quang - người con luôn đau đáu nỗi niềm riêng về Hà Nội.

Trong miền kí ức (1986) - ca khúc đầu tiên nhạc sĩ Phú Quang viết về Hà Nội

"Mất rồi con đường bụi đỏ

Mất rồi những chuyến xe đông

Nắng dần chạy vào đôi hàng lá thẫm

...

Có lẽ một dòng sông

Xa xa đôi bờ dốc nắng

Mênh mang một chiều đông

Một nóc nhà thờ và gió

Xa lắm rồi, xin đừng gặp lại

Em về bụi đỏ tìm anh"

Nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ cả ca khúc không có một chữ nào nhắc đến địa danh Hà Nội nhưng lại chứa đựng tất cả giấc mơ, tất cả hoài niệm của ông về miền đất này. "Một con đường bụi đỏ, một nóc nhà thờ đầy gió, những chuyến xe đông, một triền sông với cơn gió mùa se sắt … Có những điều bé nhỏ chỉ khi thực sự mất đi rồi người ta mới nhận ra được giá trị thật", ông nói.

Diva Thanh Lam thể hiện ca khúc Trong miền ký ức (Phú Quang):

Em ơi Hà Nội phố (phổ nhạc năm 1986)

“Em ơi, Hà Nội phố 

Ta còn em mùi hoàng lan

Ta còn em mùi hoàng sữa

Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ

Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

…."

Nhà thơ Phan Vũ sáng tác bài thơ "Em ơi, Hà Nội phố" vào những năm tháng đau thương khốc liệt của chiến tranh, khi Hà Nội phải oằn mình chống lại tàn phá dữ dội của bom đạn. Những hình ảnh bình yên của Hà Nội: ngõ vắng, cây cối, hoàng hôn... bỗng chốc trở lên xa xỉ trong chiến tranh, trở thành đau thương, tang tóc.

Cái tài của nhạc sĩ Phú Quang khi phổ nhạc "Em ơi, Hà Nội phố" đó là làm giảm bớt những câu từ đau thương nhưng vẫn đủ sức gợi hình giúp mọi người hình dung về một Hà Nội với dáng vẻ bình yên đến lạ. Với ca từ da diết, thổn thức "Em ơi, Hà Nội phố" gợi cảm giác nhớ nhung, bâng khuâng về thủ đô.

Ca sĩ Hồng Nhung thể hiện ca khúc Em ơi! Hà Nội phố:

Im lặng đêm Hà Nội 

"... Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn, trong căn phòng nhỏ

Đêm cuối thu, trăng lạnh mờ sương

Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya

Không gian dạ hương sâu thẳm..."

"Im lặng đêm Hà Nội" được Phú Quang phổ nhạc từ tác phẩm cùng tên của tác giả Phạm Thị Ngọc Liên. Qua giai điệu được Phú Quang thổi hồn vào, người nghe cảm nhận, hình dung rõ nét nhất về mùi hương đặc trưng của Hà Nội - mùi hoa sữa độ cuối thu. Khi phố xá, vạn vật đã lùi vào tĩnh lặng, con người cũng như đã rũ hết bao bộn bề lo toan thường nhật để đối diện với chính mình. Trong không gian sâu thẳm đến vô tận con người dường như vẫn khắc khoải với chút niềm riêng, chút tâm tư về mối tình xưa cũ.

Diva Mỹ Linh thể hiện ca khúc Im lặng đêm Hà Nội:

“Tôi viết để trả nợ cho mảnh đất quê hương, nơi tôi đã lớn lên; nơi có căn nhà của mẹ cha tôi đã đổ sập sau những trận bom B52; nơi đã cùng tôi hoài thai lên những ước mơ của tuổi trẻ; nơi tôi đã ra đi, đã đáu nhớ thương và đã trở về….”, nhạc sĩ Phú Quang.
“Tôi viết để trả nợ cho mảnh đất quê hương, nơi tôi đã lớn lên; nơi có căn nhà của mẹ cha tôi đã đổ sập sau những trận bom B52; nơi đã cùng tôi hoài thai lên những ước mơ của tuổi trẻ; nơi tôi đã ra đi, đã đáu nhớ thương và đã trở về….”, nhạc sĩ Phú Quang.

Lãng đãng chiều đông Hà Nội

Với câu từ da diết từ lời thơ của Tạ Quốc Chương, nhạc sĩ Phú Quang đã. Qua phần nhạc của ông, khán giả cảm nhận được một chiều đông Hà Nội lạnh giá, tâm thức đang trôi về miền mong chờ nhớ nhung trong cảnh sắc Hà Nội chiều mưa:

“Chiều đông sương giăng phố vắng

Hàng cây lặng câm tháp cổ 

mặc trầm…

Chiều nay mình ta lang thang trên 

phố nhạt nhòa

Sương giăng trắng niềm mong chờ

Chợt chiều đông lạnh giá đến 

bơ vơ…”.

Lệ Quyên trình diễn ca khúc Lãng đãng chiều đông Hà Nội:

Nỗi nhớ mùa đông (1986)

"Nỗi nhớ mùa đông" là bài hát ra đời vào khoảng thời gian nhạc sĩ Phú Quang ở Sài Gòn sinh sống. Với nỗi niềm nhớ Hà Nội, nhớ bạn bè, nhớ mùa đất Bắc da diết, khi bắt gặp sự đồng điệu trong câu từ của nhà thơ Thảo Phương, Phú Quang đem những tâm tình phổ nhạc

Ca khúc của Phú Quang mang người nghe một cảm giác hư thực, ảo mộng đến lạ. Tất cả đều hiện hữu, đều rõ ràng kề bên mà lại hóa ra xa xăm chẳng thể chạm tới. Bởi mọi thứ chỉ là kết quả của nỗi niềm nhớ nhung một vùng đất gắn bó lâu đời sinh ra. Hà Nội với mùa đông bắc se lòng khiến bất cứ người con nào xa Hà Nội cũng đều suy tư, thổn thức:

"Làm sao về được mùa đông

Dòng sông đôi bờ cát trắng

Làm sao về được mùa đông

Để nghe chuông chiều xa vắng"

Ngọc Anh trình diễn ca khúc Nỗi nhớ mùa đông:

35 tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phú Quang - Ảnh 3

Hà Nội và em khi thu chớm đông sang

Đây là ca khúc mượn ý thơ từ nhà thơ Chu Hoạch, tên ca khúc do nhạc sĩ Phú Quang đặt.

Hà Nội và em khi thu chớm đông sang do ca sĩ Minh Thu thể hiện:

Hà Nội ngày trở về

"Hà Nội ngày trở về" mang tâm trạng của người con xa xứ khi được trở về quê hương sau bao thăng trầm, biến cố của cuộc đời. Tác phẩm tiếp tục là một ca khúc được phổ nhạc, và lần này nhạc sĩ Phú Quang chọn đưa bài thơ Hà Nội của nhà thơ Doãn Thanh vào âm nhạc.

Quang Lý và Trọng Tấn là hai ca sĩ được đánh giá cao khi thể hiện tác phẩm.

Niềm tin

Đây là ca khúc sáng tác năm 1967. "Niềm tin" của nhạc sĩ Phú Quang là tác phẩm âm nhạc không lời đầu tiên viết cho đàn violoncello và piano.

Bâng quơ

"Bâng quơ" là bài hát gắn liền với mối tình thủa 18 đôi mươi của Phú Quang. Người con gái ông đem lòng yêu quyết định xông pha chiến trường, sau khi đất nước thống nhất cô gái này có trở về nhưng vì không may nhiễm chất độc từ bom đạn chiến tranh.

Thương lắm tóc dài ơi

"Thương lắm tóc dài ơi" là ca khúc do chính nhạc sĩ Phú Quang viết lời. Đây chính là những ca từ viết về người vợ đầu tiên của ông khi chứng kiến bà rơi nước mắt vì chuyện du học của con.

Một dại khờ, một tôi

"Một dại khờ, một tôi" được Phú Quang phổ nhạc từ bài thơ Chia (Nguyễn Trọng Tạo)

Biển, nỗi nhớ và em

"Biển, nỗi nhớ và em" được nhạc sĩ Phú Quang phổ lại từ bài "Thơ viết ở biển" của nhà thơ Hữu Thỉnh. Trong một chiều hoàng hôn trên biển Vũng Tàu, ông tình cờ nhớ đến tác phẩm và viết thành bài hát.

35 tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phú Quang - Ảnh 4

Ngọn nến

"Ngọn nến" được sáng tác năm 2000 sau khi ông phát hiện mình có khối u. Ca khúc như sự chuẩn bị cho chuyến đi xa rời nhân thế.

Điều giản dị

"Điều giản dị" là ca khúc do ông tự viết lời. Tấn Minh, Ngọc Anh là hai tên tuổi thể hiện thành công nhạc phẩm này.

Mẹ 

Ông viết ca khúc này dựa theo ý thơ của Hồng Thanh Quang cùng với nỗi niềm riêng: trở về Hà Nội nhưng không còn thấy bóng hình của mẹ do bà đã qua đời. Mỗi lần trình diễn ca khúc này trên sân khấu ông đều nghẹn ngào bật khóc.

Mơ về nơi xa lắm

Bài hát được Phú Quang phổ nhạc từ thơ của nhà thơ Thái Thăng Long. Sau đó, ca khúc này được công chúng yêu mến qua giọng hát của ca sĩ Thanh Lam, Ngọc Anh.

Về lại phố xưa

Ca khúc là sự đồng cảm với nỗi lòng của những người Việt xa xứ. Hồng Nhung là giọng ca thể hiện thành công ca khúc này.

Khúc mùa thu

"Khúc mùa thu" được ông phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Hồng Thanh Quang. Ca khúc được ông giữ trọn lời thơ và đưa vào đó nét buồn da diết.

Ca khúc được nhạc sĩ Phú Quang "đo ni đóng giày" cho ca sĩ Lê Dung. "Sau này có nhiều ca sĩ hát lại nhưng không ai được như cô ấy", ông nói.

Mùa hạ còn đâu 

"Mùa hạ còn đâu" và "Trong miền kí ức" là hai ca khúc được phổ nhạc từ ý thơ của Hoàng Hưng

Khúc mưa

Khúc mưa là sáng tác của nhà thơ Đỗ Trung Quân, nội dung nói về một tình yêu đã mất. Năm 1986, nhạc sĩ Phú Quang tình cờ đọc được bài thơ này, ông nhận thấy sự rung cảm và phổ nhạc trong một buổi chiều.

Hồng Nhung là ca sĩ thể hiện thành công ca khúc này.

Tình khúc 24

Tình khúc 24 là ca khúc nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ Dương Tường. Người thể hiện đầu tiên ca khúc này là Diva Hồng Nhung.

35 tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phú Quang - Ảnh 5

Romance

5 bản Romance là sự kết hợp thú vị giữa nhạc Phú Quang và giọng ca của Minh Chuyên. Những ca khúc này cũng được nam nhạc sĩ mượn lời thơ Ý Nhi.

Quán thời gian

"Quán thời gian" là ca khúc được phổ nhạc từ thơ Trương Nam Hương.

Đã có một thời

"Đã có một thời" là ca khúc nói về những hoài niệm về một tình yêu đã qua, một tình yêu thổn thức, mong chờ nhưng đã phai tàn theo năm tháng. Ca sĩ Ngọc Anh là một trong những tên tuổi thể hiện thành công ca khúc này.

Bóng chữ

"Bóng chữ" là một ca khúc trữ tình được nhạc sĩ Phú Quang mượn lời từ thơ Lê Đạt

Lời rêu

"Lời rêu" là tác phẩm được phổ nhạc từ thơ Nguyễn Thị Hoàng.

Dương cầm lạnh

"Dương cầm lạnh" là ca khúc được phổ thơ từ nhà thơ Dương Tường.

Chiều phủ Tây Hồ

Không còn là những ca khúc thổn thức về tình yêu Hà Nội, "Chiều phủ Tây Hồ" mang ưu tư, sầu muộn của cuộc đời. Tác phẩm được sáng tác năm 1993, dựa trên lời thơ của Thái Thăng Long.

Chiều đông Moskva

Khoảng những năm 1990 nam nhạc sĩ có chuyến lưu diễn tại xứ sở Bạch Dương. Giữa cái lạnh giá và làn tuyết trắng ở Nga, Phú Quang đến khu chợ trời và tình cờ gặp đồng hương ở đó. Ông tìm mua những món đồ lặt vặt và đến khi rút ví trả tiền thì người đàn ông kia không nhận vì nỗi niềm thương nhớ quê hương, muốn gửi tặng khi gặp đồng bào của mình. Hôm sau nghệ sĩ Phú Quang quay lại thì hay tin người này đã qua đời vì lạnh. Xót xa trước số phận của người đồng hương xấu số, ông đã sáng tác "Chiều đông Moskva".

Chuyện bình thường số 7

"Chuyện bình thường số 7" là ca khúc do nhạc sĩ Phú Quang tự sáng tác

Có một ngày

Đây là tác phẩm được nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ từ tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Sinh nhật đen

Nhạc sĩ Phú Quang sinh vào tháng 7 nhưng phải đến tháng 10 gia đình ông mới đi làm giấy khai sinh, kể từ đó ngày sinh trên giấy tở của ông là 13/10. Chính vì những điều đặc biệt này ông đã sáng tác ca khúc sinh nhật đen nói về ngày sinh nhật của mình.

Rock buồn

Có nhiều ca sĩ từng thể hiện ca khúc này nhưng nổi bật hơn cả phải kể đến Siu Black, Ngọc Ánh, Hồng Nhung hay Thanh Lam...

Lang thang

"Lang thang" được mượn lời từ thơ Phạm Thị Ngọc Liên.

Trong ánh chớp số phận

"Trong ánh chớp của số phận" là một ca khúc được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc lại từ lời thơ của Ý Nhi. Ngọc Anh và Siu Black là hai giọng ca để lại ấn tượng mạnh mẽ khi thể hiện ca khúc này.

Đâu phải bởi mùa thu

"Đâu phải bởi mùa thu" là những ca từ da diết về tình yêu đôi lứa được nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc từ ý thơ Yên tĩnh của nhà thơ Giáng Vân. Bản tình ca của ông sau đó được nhiều người đón nhận nhờ vào ca từ trầm bổng, da diết.

Ngọc Tân và Quang Lý là hai giọng ca đưa ca khúc này đến gần hơn với khán giả.

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72 Người phụ nữ ở Hà Nội nhặt được gần 1 tỷ đồng trên đường làng Thanh Lam, Ngọc Anh cùng loạt sao Việt xót xa tiễn biệt nhạc sĩ Phú Quang Phú Quang là ai? Nhạc sĩ "Em ơi Hà Nội phố" và nhiều tình khúc về Hà Nội
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp