Vu Lan nghĩ về cha mẹ dễ làm người ta rơi nước mắt. Dù là trẻ con hay người trưởng thành thì lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ luôn là thứ tình cảm tha thiết và đẹp đẽ nhất trên đời. Bởi vậy mà, giống như tình yêu đôi lứa, tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim điện ảnh trên khắp thế giới.
Bộ phim của đạo diễn Phùng Tiểu Cương tái hiện cơn địa chấn có thật xảy ra tại Đường Sơn (Trung Quốc) vào năm 1976.
Trận đồng đất diễn ra vỏn vẹn 26 giây nhưng lại làm thay đổi suốt 32 năm cuộc đời của hai mẹ con Lý Nguyên Ni - Phương Đăng. Người mẹ sống trong đau khổ, dằn vặt khi không thể cứu được cả hai người con. Còn với Phương Đăng, lời của mẹ trong phút nguy nan rằng muốn cứu con trai thay cho con gái đã trở thành một vết thương lòng không thể liền sẹo.
Câu chuyện chỉ thực sự đi đến hồi kết khi Phương Đăng quay trở lại Trung Quốc và tham gia cứu hộ trong trận động đất Tứ Xuyên. Cô đã chứng kiến cảnh biết bao người mẹ đã phải lựa chọn như mẹ mình năm xưa, chứng kiến họ phải đau khổ, dằn vặt như thế nào. Và lúc đó Phương Đăng mới hiểu tình cảm mẹ dành cho mình lớn lao đến đâu.
Không giống như những bộ phim khác, Tarzan là câu chuyện về tình mẫu tử của một bà mẹ tinh tinh với một đứa bé người bị bỏ rơi trong rừng già.
Con tinh tinh cái đó đã phải bỏ qua những ánh mắt kì thị và sự ruồng bỏ của đồng loại để che chở, bảo vệ cho sinh mạng của Tarzan, đồng thời nuôi dạy cậu bé bằng bản năng của một người mẹ đúng nghĩa.
Thiếu sự dạy dỗ của bố mẹ người, Tarzan vẫn khôn lớn, trưởng thành, cường tráng và mang những phẩm chất đẹp đẽ nhất của tạo hóa. Đó là công lao của bà mẹ tinh tinh và cũng là kết quả của tình yêu.
Bộ phim cho thấy sức mạnh của tình mẫu tử. Dù trong hoàn cảnh nào, chỉ cần có tình yêu thương của mẹ, mọi đứa trẻ đều trở thành vĩ đại.
“Ngày không còn mẹ" của đạo diễn Cho Young Jun xoay quanh câu chuyện về một bà mẹ mắc bệnh ung thư và đứa con trai ngoài 30 nhưng mắc bệnh thiểu năng trí tuệ.
Khi biết mình không còn nhiều thời gian để sống, bà mẹ ấy đã dành hết sức lực cuối cùng của mình để dạy cậu con trai cách sống tự lập. Bà không hề than trách số phận vì đã sinh ra một cậu con khiếm quyết mà chỉ oán trách cuộc đời vì không để mình sống lâu hơn bên cậu con trai “bé bỏng".
Bộ phim đưa khán giả đi qua những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ, tác động đến không chỉ những đứa con mà còn cả những bà mẹ ngoài đời thực. Người xem hiểu hơn về khái niệm "tình yêu không điều kiện", cũng như biết trân quý hơn những người thân yêu, trân trọng giây phút còn bình yên bên nhau.
Tuy mới ra mắt không lâu và mang chủ đề LGBT, nhưng bộ phim của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh vẫn khiến khán giả nghẹn ngào về tình mẫu tử được khắc họa đầy tinh tế và chân thật.
Nhân vật Hạnh - mẹ của Văn - luôn ép buộc con trai mình phải lấy vợ để hoàn thành nghĩa vụ với gia đình, tổ tiên. Bà không biết con trai là người đồng tính và luôn cố tránh né sự thật đó. Tuy nhiên sau nhiều biến cố, nghe những lời giãi bày của con, bà dần chấp nhận con người thật của con và tác thành cho mối tình của con với chàng trai Việt kiều.
Dẫu cho thanh danh và trách nhiệm của bản thân có bị mất đi thì bà mẹ đó cũng cam lòng. Với bà, điều quan trọng hơn cả là hạnh phúc của con trai.
Bộ phim của đạo diễn Lenny Abrahamson lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về một người phụ nữ 42 tuổi bị chính cha đẻ của mình giam cầm và lạm dụng tình dục suốt 24 năm.
Trong một căn phòng nhỏ hẹp, cô và cậu con trai 5 tuổi chỉ biết bầu bạn với chiếc TV nhỏ. Chứng kiến con trai khao khát được chạm vào thế giới bên ngoài căn hầm khóa kín, người mẹ quyết định tìm mọi cách để đưa con ra ngoài khám phá thế giới.
Dù lấy đề tài về những nạn nhân của lạm dụng tình dục, bộ phim vẫn mang màu sắc tươi sáng nhờ tình mẫu tử cao đẹp. Tình yêu của người mẹ dành cho con mang một sức mạnh lớn lao khiến họ có thể vượt qua và chiến thắng mọi nghịch cảnh cuộc đời.
Bình luận