Mặc dù có khoảng 20 triệu dân và là vựa lúa lớn nhất cả nước, nhưng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 40 km cao tốc TPHCM - Trung Lương (qua Tiền Giang, Long An). Vì vậy, 7 dự án cao tốc đang được hình thành để đáp ứng nhu cầu phát triển nóng của vùng đất này.
Đây là tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, được khởi công từ năm 2009, dài hơn 51km, đi qua 5 huyện của Tiền Giang, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa và điểm cuối ở nút giao An Thái Trung.
Dự án có tổng vốn hơn 14.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên, do nhà đầu tư thiếu năng lực nên công trình bị đình trệ. Sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và thay đổi cơ quan quản lý, vốn dự án được điều chỉnh còn 12.000 tỷ đồng.
Hiện tại, dự án đã thi công đạt 65%. Theo chủ đầu tư, cuối năm nay, vào dịp Tết Nguyên đán 2021, dự án sẽ thông tuyến và cho ô tô dưới 16 chỗ, xe tải dưới 2,5 tấn chạy.
Đây là dự án gần 23km, vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng và được khởi công vào tháng 11 năm nay. Hiện tại, tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp đang thực hiện hoàn tất đền bù, giải tỏa mặt bằng cho đơn vị thi công.
Dự án này sẽ sớm hoàn thành để kết nối với dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Việc xây dựng cao tốc này là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trên hành lang vận tải Cần Thơ – Cà Mau.
Dự án cao tốc này sẽ là dự án dài hơi, đang lên phương án xây dựng. Hiện tại, đơn vị tư vấn có ba phương án xây cao tốc này lần lượt dài 141, 138, 125km, mặt đường 17m, bốn làn xe, vận tốc 100km/h; vốn đầu tư 46.200, 61.000 và 57.000 tỷ đồng.
Cao tốc này kết nối với tuyến N2, dài hơn 51km, rộng 17m, bốn làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h thông suốt từ Bình Phước, Bình Dương và TP HCM về đến Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và mũi Cà Mau mà không phải qua quốc lộ 1A. Được biết, cao tốc giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Theo quy hoạch, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ kết nối với dự án Kết nối trung tâm đồng bằng Mekong (gồm cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và đường nối hai cầu, dài 28km, vốn đầu tư 19.500 tỷ đồng. Công trình dự kiến thông xe tạm vào trung tuần tháng 10 này.
Tuyến đường dài 26km, rộng 17m, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021-2025
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng. Trong đó, phần vay ODA của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc trên 3.800 tỷ đồng (hơn 196 triệu USD) và hơn 690 tỷ đồng của Chính phủ.
Tuyến đường đi qua bốn tỉnh, thành dài 155km, kinh phí khoảng 30.000 tỷ đồng. Đây là một trong hai cao tốc trục ngang ở miền Tây. Cao tốc sẽ kết nối với các trục dọc như quốc lộ 1A, tuyến N1.
Việc đầu tư đường này nhằm hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, tăng cường giao thương về kinh tế, giao lưu văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của các tỉnh Tây Nam Bộ.
Đây là dự án liên kết vùng thuộc lĩnh vực nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối cửa khẩu quốc tế Xà Xía (Hà Tiên, Kiên Giang) với quốc lộ 1A, tuyến đường N1. Đoạn cao tốc dài 225km, quy mô giai đoạn 1 rộng 17m, gồm bốn làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h với vốn đầu tư lên đến 33.250 tỷ đồng.
Công trình được khởi công năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2026.
Bình luận