Nhuộm tóc có thể là điều thú vị đối với nhiều người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thuốc nhuộm thường có thể đi kèm với các tác dụng phụ có hại. Bài viết này đề cập đến những tác dụng phụ của việc nhuộm tóc mà mọi người nên cân nhắc trước khi nhuộm tóc.
*Lưu ý: Tất cả các thông tin được cung cấp dưới đây đều liên quan đến thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn và một số chỉ là giả thiết, chưa có bằng chứng khoa học.
Thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn thường chứa amoniac (hoặc các hóa chất tương tự như nó) và peroxide. Amoniac phá vỡ sợi tóc của bạn và peroxide vô hiệu hóa (hoặc tẩy trắng) sắc tố tự nhiên trong tóc. Quá trình này giúp thư giãn các lớp biểu bì tóc để tiếp cận vỏ tóc và tẩy đi sắc tố tự nhiên của nó, về cơ bản, làm hư tổn tóc.
Việc xử lý tóc quá nhiều với những hóa chất này sẽ khiến tóc mất đi độ bóng mượt, dễ gãy rụng và trong một số trường hợp nghiêm trọng phải gội sạch bằng nước. Mặc dù tóc đã qua xử lý có thể được hồi sinh ở một mức độ nhất định với các liệu pháp chăm sóc tóc, nhưng cách duy nhất để loại bỏ những hư tổn do quá trình xử lý là cắt tóc đi.
Thuốc nhuộm tóc gây ra phản ứng dị ứng không phải là hiếm, đặc biệt là vì thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn có chứa paraphenylenediamine, là một chất gây dị ứng phổ biến.
Những người bị viêm da tiếp xúc đặc biệt dễ bị phản ứng vì PPD (Persistent Pigment Darkening - chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng) và các hóa chất khác có trong thuốc nhuộm. Những người mắc các bệnh về da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến cũng nên hạn chế sử dụng thuốc nhuộm tóc để tạo màu cho tóc. Trong trường hợp tổn thương nhẹ hơn, thuốc nhuộm vĩnh viễn có thể gây ngứa, kích ứng da, mẩn đỏ hoặc sưng tấy trên da đầu hoặc các vùng nhạy cảm khác như mặt và cổ.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng những loại thuốc nhuộm này là không bị dị ứng trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ không bị lại trong tương lai. Bạn càng nhuộm tóc nhiều, bạn càng có nhiều khả năng bị phản ứng ngược.
Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc nhuộm tóc có thể không thực sự ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc mang thai. Tuy nhiên, vì chúng cho thấy nguy cơ có thể xảy ra khi tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc trong thời gian dài, tốt hơn hết bạn nên tránh dùng thuốc nhuộm tóc nếu bạn đang muốn thụ thai hoặc đang mang thai.
Đây tuy không phải là một tác dụng phụ nhưng việc phải quay lại tiệm mỗi tháng để kiểm tra và bảo dưỡng mái tóc, chấm chân và chỉnh sửa (nếu có) có thể lấy đi của bạn không ít thời gian, tiền bạc cũng như tiếp tục gây tổn thương cho mái tóc của bạn.
Thiếu thận trọng khi nhuộm tóc có thể khiến hóa chất tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm trên khuôn mặt. Trong một số trường hợp, khi hóa chất từ thuốc nhuộm tóc tiếp xúc với mắt của bạn, nó có thể dẫn đến viêm kết mạc hoặc mắt đỏ. Trong những trường hợp khác, nó gây ra viêm nhiễm và khó chịu nghiêm trọng.
Hen suyễn là một trong những triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc nhuộm tóc. Việc tiếp tục hít phải các hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể dẫn đến ho, thở khò khè, viêm phổi, khó chịu ở cổ họng và lên cơn hen suyễn.
Khi thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn lần đầu tiên được giới thiệu, chúng có các hợp chất gây ung thư. Trong khi công thức được thay đổi để thay thế các hóa chất này, cuộc tranh luận về việc liệu thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư vẫn chưa được đặt lại. Cần có nhiều nghiên cứu và khoa học hơn nữa để thiết lập mối liên hệ chắc chắn giữa việc sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn và bệnh ung thư.
Bình luận