6 yếu tố cấu thành nên một thương hiệu xa xỉ
- Bánh bèo bồng bềnh
- Đăng lúc: Thứ năm, 03/03/2022 11:54 (GMT +7)
Những yếu tố nào khiến cho một thương hiệu được nhận định là thương hiệu xa xỉ? Tại sao bạn lại nghĩ rằng thương hiệu này đắt hơn thương hiệu kia?
Thương hiệu xa xỉ - 4 từ mà chỉ đọc qua thôi cũng thấy toát lên mùi tiền. Vậy thì làm thế nào để các thương hiệu đạt được điều đó?
1. Kỹ thuật thủ công tuyệt vời
Điều tiên quyết để một thương hiệu thành công vẫn nằm ở sản phẩm. Một sản phẩm tốt chắc chắn sẽ tìm được chỗ đứng cho mình dù không truyền thông mạnh mẽ.
Các thương hiệu cao cấp nhất hoàn toàn nắm được điều đó. Họ đã thu hút khách hàng bằng những sản phẩm tinh xảo với độ bền và khéo léo khiến ta phải sững sờ. Louis Vuitton gửi tới khách hàng những chiếc túi xách với số đường chỉ khâu không thừa một mũi, Chanel khiến công chúng ngất ngây với những chiếc áo khoác vải tweed được khâu viền toàn bộ bằng tay, D&G thì khiến giới mộ điệu thán phục với những bộ cánh vương giả đến từ các thợ thủ công nước Ý lành nghề nhất.
2. Di sản
Một thương hiệu không có một câu chuyện phía sau là một thương hiệu chết. Trong mỗi chiến dịch truyền thông của mình, các thương hiệu luôn nhấn vào yếu tố di sản, đưa tới thông điệp về sự phát triển lâu đời. Từ đó, mỗi khi nhắc tới một món đồ nào, thương hiệu sẽ trở thành chuyên gia đầu ngành để khách hàng lựa chọn.
Ví dụ, nhắc tới vải tweed, ta phải nhắc tới thương hiệu Chanel, người sáng lập Coco Chanel và câu chuyện tình của bà; hay nhắc tới những viên kim cương lấp lánh và tinh sảo thì không thể bỏ qua Bulgari.
Thú vị hơn, các thương hiệu cũng lồng thêm những câu chuyện về các vĩ nhân để nâng tầm giá trị của mình lên. Ví dụ, đồ lót Wolsey đã truyền tải thông điệp về việc Thuyền trường Scoott và Roald Amundsen đã mặc đồ của hãng khi thăm hiểm Nam Cực vào năm 1911.
3. Khan hiếm
Đây là chiến lược kinh điển của các thương hiệu cao cấp nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Một trong những thương hiệu cao cấp đã áp dụng chiến lược này thành công chính là Hermes. Cụ thể, họ luôn tìm cách lan truyền câu chuyện muốn mua được một chiếc túi Birkin, rất nhiều khách hàng đã phải chờ tới 6 năm.
Rolex thì đặt ra quy định với một số mẫu đồng hồ nhất định, hãng không bán đại trà mà chỉ bán cho khách hàng quen thuộc.
4. Tài trợ phim và hợp tác với người nổi tiếng
Một trong những chiến lược được các thương hiệu cao cấp áp đụng dó là tài trợ phim và hợp tác với người nổi tiếng (Influencers). Ví dụ Omega đã đồng hành cùng chàng điệp viên hào hoa nhất thế giới James Bond trong rất nhiều phần phim. Chopard hợp tác với LHP Cannes. Rolex thì gắn liền với các tay vợt lớn... Đây là những sự kiện, hình tượng nhân vật thường gắn liền với giới tinh hoa lắm tiền, sành điệu - đối tượng chính của những thương hiệu này.
Mặt khác, để hướng tới đối tượng khách hàng trẻ hơn, đặc biệt là gen Z, các thương hiệu cũng liên tục hợp tác với các thần thượng: Chanel bắt cặp với Jennie, Dior hợp tác với Jisoo, Lisa đồng hành của Céline và BVLGARI, Rosé sánh bước với Tiffany & Co và Saint Laurent.
5. Trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời
Các thương hiệu xa xỉ luôn đưa tới cho thượng đế những trải nghiệm mua sắm độc quyền và hoàn hảo nhất. Ví dụ, khi bước chân vào cửa hàng Louis Vuitton tại Paris, bạn sẽ được một nhân viên phục vụ riêng, chăm sóc như một bà hoàng. Alfred Dunhill tiên phong tổ chức những câu lạc bộ cho quý ông, phòng chiếu phim riêng, tiệm cắt tóc và spa,... - nơi mà khách hàng có thể hoàn toàn đắm mình trong thương hiệu.
Đây chính là 5 yếu tố được các thương hiệu thời trang cao cấp áp dụng để giữ vững vị thế của mình trong nhiều thập kỷ và còn tiếp tục bành trướng trong tương lai.