Bà Deb Haaland trở thành Bộ trưởng gốc thổ dân đầu tiên của Mỹ
- Thanh Lê
- Đăng lúc: Thứ ba, 16/03/2021 13:14 (GMT +7)
Trong vai trò Bộ trưởng Nội vụ, bà Deb Haaland sẽ quản lý việc sử dụng một diện tích đất đai cực lớn, chiếm 1/4 diện tích nước Mỹ.
Theo thông tin từ hãng tin Reuters, thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử bà Deb Haaland làm Bộ trưởng Nội vụ. Cụ thể, bà Deb Haaland được thông qua với tỉ lệ 51 phiếu ủng hộ trên 40 phiếu chống. Dù trước đó bà đã bị nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối do bất đồng các quan điểm với bà về vấn đề môi trường. Như vậy bà Deb Haaland sẽ là vị Bộ trưởng gốc thổ dân đầu tiên của nước này của Mỹ.
Được biết Bộ trưởng Nội vụ là một vị trí quan trọng trong nội các đồng thời cũng là trợ lực cho Tổng thống Joe Biden trong việc thúc đẩy kế hoạch chống biến đổi khí hậu. Bà Haaland trong vai trò Bộ trưởng Nội vụ sẽ quản lý việc sử dụng 1/4 diện tích nước Mỹ, đồng thời sẽ là người giám sát mối quan hệ giữa chính phủ liên bang với 567 bộ lạc được chính phủ công nhận.
Được biết, tân Bộ trưởng Nội vụ này là người được ông Binden đề cử, năm nay đã 60 tuổi, thuộc bộ tộc Laguna Pueblo. Bà Haaland đã được chính phủ liên bang công nhận là người Pueblo bản địa Mỹ ở phía tây trung tâm New Mexico.
Sau khi được ông Biden đề cử, trên Twitter của mình bà đã viết: "Tôi sẽ ngăn tất cả những ai làm hại hành tinh của chúng ta và bảo vệ vùng đất của chúng ta". Đồng thời cũng cam kết sẽ phát triển hơn nữa các chính sách để ngăn khí thải nhà kính, và 25% khí thải từ đốt nhiên liệu.
Nói về việc bổ nhiệm này, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer cho biết, bổ nhiệm bà Haaland sẽ giúp cho nước Mỹ cải thiện quan hệ với các bộ lạc tại quốc gia này.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người bày to lo ngại rằng bà Haaland sẽ bị giằng co giữa các bên và chịu áp lực lớn về vị trí của mình.
Cụ thể, Megan Hill, giám đốc Dự án của Harvard về phát triển kinh tế da đỏ Mỹ, nhận định rằng dù bà Haaland sẽ có quyền ra quyết định ở cấp nội các, nhưng đồng thời bà cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều các áp lực như: Lợi ích cạnh tranh từ việc bảo vệ môi trường cho đến quản lý các đòi hỏi từ những ông lớn trong ngành dầu mỏ và những người phủ nhận biến đổi khí hậu, cũng như việc nâng cao các ưu tiên của người bản địa.