Cách làm bún mọc truyền thống ngon chuẩn vị chẳng kém gì ngoài hàng
- Huyền Nguyễn
- Đăng lúc: Thứ hai, 20/09/2021 23:08 (GMT +7)
Từng tô bún mọc nóng hổi, thơm nức chắc chắn sẽ là một món ăn làm phong phú thêm bữa cơm gia đình, khiến ai nấy cũng đều thích thú đó nhé.
Bún mọc có khá nhiều những cách biến tấu khác nhau như bún mọc sườn, bún mọc giò heo, bún mọc nấm hương,... Tuy nhiên, bún mọc truyền thống vẫn là kiểu ăn được nhiều người yêu thích và có hương vị thơm ngon, đặc trưng nhất. Nếu như ai đó lần đầu được thưởng thức món ăn này, chắc chắn sẽ khó có thể nào quên đi được hương vị của nó. Một món ăn hấp dẫn như vậy, tại sao chúng ta không tự tay vào bếp trổ tài và cùng gia đình thưởng thức một bữa ăn thật ngon miệng nhỉ?
Cùng 2Đẹp đi tìm hiểu cách làm bún mọc truyền thống ngon chuẩn vị ngay bây giờ nhé!
Tham khảo cách làm bún mọc truyền thống tại nhà
1. Nguyên liệu làm bún mọc (khoảng 4 bát)
- Xương ống heo: 300gr
- Bún tươi: 1kg
- Thịt nạc vai xay: 350gr
- Giò sống: 50gr
- Mộc nhĩ: 5 chiếc
- Nấm hương (nấm mèo): 5 chiếc
- Hành tím, hành lá, rau mùi, tỏi băm
- Húng quế, rau diếp, tí tô
- Các loại gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu đen
- Măng khô: 1 lạng (hoặc 2 lạng măng tươi)
2. Cách làm bún bò mọc truyền thống
Bước 1: Chế biến nước hầm xương
- Xương ống heo sau khi mua về, bạn hãy rửa sạch với nước rồi chần qua với nước sôi.
- Sau khi chần xong, bạn nhớ rửa sạch ống heo lại thêm vài lần nữa để khử sạch mùi hôi.
- Tiếp đó, cho ống heo vào nồi nước mới cùng với 2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê hạt nêm rồi hầm.
- Hoặc bạn có thể chọn xương sườn và ninh sườn luôn vừa để lấy nước dùng, vừa có thêm đồ ăn kèm.
Bước 2: Làm viên mọc
- Ngâm mộc nhĩ ngâm cho nở ra rồi đem rửa sạch và băm nhỏ nhuyễn.
- Nấm hương rửa kĩ cho sạch bẩn, ngâm nước ấm. Phần nước ngâm nấm lọc cho vào nồi xương hầm để nước dùng thơm hơn. Phần nấm bằm nguyễn như mộc nhĩ
- Nêm nếm thêm gia vị vào trong giò sống gồm muối, bột ngọt (hạt nêm) tiêu xay và hành tím. Sau đó, bạn cho toàn bộ phần mộc nhĩ, nấm hương đã băm vào để trộn lên thật đều.
- Bạn hãy dùng chày để quết hỗn hợp này thật nhiều lần để những viên mọc khi chín sẽ được thơm và dai hơn nhé. Đây được coi là bí quyết mà những người bán hàng thưởng áp dụng để viên mọc trở nên ngon miệng hơn đấy. Tuy nhiên cách này sẽ dính khá nhiều nguyên liệu vào cối chày nên với lượng ít, bạn chỉ cần dùng đũa, thìa trộn đều là được.
- Sau khi đã xong, bạn bắt đầu viên giò sống lại thành từng viên vừa ăn.
Bước 3: Sơ chế măng
- Măng ngâm kĩ từ hôm trước, thay nước 6 tiếng một lần. Sau đó xé mỏng, luộc 2, 3 nước nữa cho thật sạch và mềm măng.
- Phi hành tím, cho măng vào xào nhỏ lửa với nước xương hầm, nêm gia vị vừa ăn rồi múc riêng.
Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Chần bún tươi qua với nước sôi rồi để riêng cho ráo bớt nước
- Rau sống rửa sạch sẽ rồi để ráo.
Bước 4: Nấu nước dùng bún mọc
- Bắc nồi lên bếp, thêm một chút dầu ăn rồi phi thật thơm hành tím băm nhỏ.
- Sau đó, đổ phần hành này vào trong nồi hầm xương ban đầu.
- Đun sôi nước lên thì thả mọc vào. Đến lúc này, bạn hãy nêm nếm lại gia vị sao cho vừa vặn là được. Nếu có bọt, nhớ vớt để nước được trong.
- Nấu nồi nước dùng trong vòng 10 phút đến khi mọc được chín là món ăn đã hoàn thành.
Cách trình bày món bò mọc truyền thống
- Gắp bún ra một chiếc tô, xếp măng khô rồi đến mọc, sườn (nếu ninh sườn), rắc hành mùi rồi chan nước dùng sôi sục vào.
- Bạn có thể vắt chút nước cốt chanh, rắc chút hạt tiêu rồi bỏ thêm chút tương ớt vào nữa để món ăn trở nên ngon miệng và dậy mùi hơn.
- Nếu thích có thể trụng thêm giá hoặc thay măng bằng dọc mùng cũng rất ngon, tuy nhiên bún măng mọc được xem là cặp đôi ăn ý hơn cả.
Trên đây là cách nấu bún mọc ngon mà đơn giản để bạn có thể tự tay chế biến ở nhà để chiêu đãi cả gia đình của mình rồi dấy. Chúc các bạn áp dụng công thức thành công và có những bữa ăn ngon miệng nhé!