Cách nhận biết một người mắc bệnh tâm thần

Triệu chứng sợ hãi quá mức cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết một người mắc bệnh tâm thần.

Hashtag: Sức khỏe - Giới tính

Tối ngày 4/4 vừa qua tại Hà Nội đã xảy ra một vụ sát hại thương tâm khi một nữ lao công đang quét đường bất ngờ bị 1 thanh niên có tiền sử bệnh tâm thần dùng gạch tấn công đến chết. 

Theo bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, muốn biết một người có bị mắc bệnh tâm thần hay không cần đưa người bệnh đến bệnh viện khám, theo dõi về mặt lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng. Bởi một số trường hợp không thể xác định được bệnh ngay mà phải một tháng trở lên mới có thể kết luận được mắc tâm thần. Việc phát hiện người mắc bệnh tâm thần nhằm giúp họ điều trị sớm, đồng thời ngăn chặn những biến cố thương tâm như vụ việc trên.

Việc phát hiện sớm người mắc bệnh tâm thần nhằm giúp họ điều trị sớm

Vậy biểu hiện của người mắc bệnh tâm thần là gì?

Người bị tâm thần thường không muốn tiếp xúc với những người khác, họ mất đi ý thức làm việc, giảm biểu lộ tình cảm, hạn chế suy nghĩ và liên tục có những hoang tưởng, ảo giác...

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn khi đối phó với căng thẳng, dễ tức giận, cảm thấy khó ra quyết định trong các tình huống gia đình, công việc hoặc trách nhiệm. Họ dễ thờ ơ vô cảm, nhìn chăm chú tập trung vào một cái gì đó rất hằn học, dễ bức xúc, dễ nổi nóng, hoặc hay có xung động bất thường vì nguyên nhân rất nhỏ nhặt, tăng động giảm chú ý.

Người bị tâm thần thường không muốn tiếp xúc với những người khác

Thái độ ứng xử này có thể được xem là bình thường ở một số tình huống nhất định nhưng lại là điều bất thường khi ở trong các văn hóa và tình huống khác. Chính vì thế, khá nhiều loại bệnh tâm thần có thể không được phát hiện, ngoại trừ các bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực. 

Làm gì khi phát hiện người mắc bệnh tâm thần

Người mắc bệnh tâm thần hay phủ định bệnh. Chính vì thế, điều quan trọng nhất chính là những người thân bên cạnh hoặc cơ quan quản lý nếu thấy ai đó có biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng đề xuất hoặc khuyên đến viện khám và theo dõi.

Người thân nên nhanh chóng đề xuất hoặc khuyên bệnh nhân đến viện khám và theo dõi.

Đặc biệt, người nhà cũng không nên có tâm lý sợ hãi bệnh tâm thần, e ngại đàm tiếu xung quanh mà không cho bệnh nhân đi điều trị. Nếu không đưa bệnh nhân đến sớm sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

Ở một số nước phát triển, bệnh nhân tâm thần thường được điều trị 15 - 20 ngày là có thể xuất viện. Tuy nhiên ở Việt Nam, người bệnh sẽ được điều trị tùy theo tình trạng bệnh. Kể cả khi về nhà, bệnh nhân cũng cần dùng thuốc theo chỉ định và được theo dõi sát sao. Với những bệnh nhân lang thang, sau khi bệnh viện tiếp nhận điều trị sẽ được chuyển về cơ quan bảo trợ xã hội quản lý, theo dõi.

 

 

Bài liên quan

News feed