Chiếc điện thoại tôm hùm kỳ lạ, mở ra chủ nghĩa siêu thực trong làng thời trang

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, tôm hùm còn có ý nghĩa đặc biệt với ngành thời trang, được ứng dụng nhiều lần vào các BST suốt 85 năm qua.

Hashtag: Câu chuyện thời trang

Năm 1936, hoạ sĩ người Tây Ban Nha - Salvador Dalí đã tạo nên một tác phẩm với tên gợi "Lobster Telephone" cho nhà thơ người Anh Edward James, một nhà sưu tập những món đồ siêu thực nổi tiếng. Một chiếc điện thoại bàn quay số theo kiểu cổ điển nhưng phần ống lại là một con tôm hùm siêu to. Thiết kế này được xem là nguồn cảm hứng và tiền đề cho chủ nghĩa siêu thực trong thời trang. Giới mộ điệu vẫn thường gọi tên cho chủ nghĩa này là "Tôm hùm", viết tắt cho từ "Điện thoại tôm hùm".

"Lobster Telephone" có kích thước thực 15x30x17cm, trông chẳng khác gì một chiếc điện thoại bàn bình thường. Ống nghe được nắn thành hình một con tôm hùm thạch cao, vẫn giữ được chức năng nghe gọi. Theo Dalí, tác phẩm thể hiện những mong muốn thầm kín của con người trong vô thức. 

Trong cuốn sách "Nevertheless, She Wore It: 50 Iconic Fashion Moments" của tác giả Ann Shen đã từng nêu lại quan điểm của Dalí về tôm hùm và tình dục. Cụ thể, người phụ mặc váy tôm hùm mang ý ẩn dụ cho sự đổi mới và trao quyền tình dục. Chịu ảnh hưởng từ đây, Elsa Schiaparelli, một NTK người Ý đã thiết kế chiếc váy tôm hùm trong BST năm 1937. Thiết kế là một trong những thành tựu đưa Elsa và và thương hiệu của bà trở thành "nhà tiên phong" trong việc ứng dụng hình ảnh tôm hùm vào thời trang.

Bức ảnh người mẫu Wallis Simpson diện váy tôm hùm của Elsa Schiaparelli do Cecil Beaton chụp ngày 1/6/1937.

Thiết kế là một phom dáng cơ bản, phần thắt lưng bằng vải đỏ au và hình chú tôm hùm được vẽ ở thân váy làm điểm nhấn. Được biết, chú tôm hùm do chính Salvador Dalí vẽ. Nó thể hiện niềm ham muốn của ông với món tôm hùm cũng giống như khao khát của các NTK khi muốn đem hình ảnh yêu thích ra đời thực.

Hiện tác phẩm đã đang được triển lãm tại "Shocking! The Surreal World of Elsa Schiaparelli" tại Paris.
Chiếc váy này từng được người thừa kế tiền nhiệm làm lại với một diện mạo khác, chú tôm hùm bất đối xứng trên chiếc jumpsuit lụa. 

Từ cơ duyên đó, tôm hùm, món hải sản xa xỉ lại mang một ý nghĩa mang tính cách mạng đối với làng thời trang. Nhiều nhà thiết kế bắt đầu khai thác con vật giáp xác này, biến chúng trở thành cấu trúc, hoạ tiết, phụ kiện...cho các BST thời trang.

Charles James thiết kế chiếc đầm La Sirene Frock với những nếp gấp lấy ý tưởng từ phần mặt dưới của thân tôm. (Ảnh năm 1944).
Năm 2006, Dior mang thiết kế tôm hùm đầu tiên của mình lên sàn diễn. Một chiếc váy màu hồng nude tựa như lớp da mới vừa được lột của tôm hùm, người mẫu đeo một chiếc mũ to tướng được mô phỏng theo càng tôm.
Từ năm 2012 đến năm 2022, hoạ tiết hình con tôm hùm liên tục xuất hiện trong các BST của nhà mốt Thom Browne. Ông thể hiện sự sáng tạo với găng tay tôm hùm, hoạ tiết tôm trên blazer, áo măng-tô, sơ mi...
Thom Browne cũng là một trong những nhà mốt theo đuổi chủ nghĩa siêu thực, nổi tiếng trong làng mốt.
BST Thu/Đông của Tsumori Chisato khai thác hình ảnh con tôm hùm theo lối hình học trừu tượng.
Dolce&Gabbana - thương hiệu theo đuổi phong cách Địa Trung Hải cũng đưa hình ảnh chú tôm hùm vào các BST lấy cảm hứng từ đại dương của mình.

Không chỉ các thương hiệu thời trang mà nhiều ngôi sao Hollywood cũng không thể cưỡng lại trước sức hút của chú tôm hùm này:

Lady Gaga xuất hiện với chiếc vương miện hình chú tôm hùm màu bạc trong một show diễn năm 2010.
Tổng biên tập tờ Vogue Mỹ - Anna Wintour từng diện chiếc váy tôm hùm của Miuccia Prada tại Met Gala 2013. Chiếc váy được đính kết hoàn toàn bằng tay, tốn hơn 250 giờ thực hiện. 

Bài liên quan

News feed