Cô gái 25 tuổi khóc ra máu trong suốt kỳ kinh nguyệt
- Thanh Lê
- Đăng lúc: Thứ bảy, 03/04/2021 22:33 (GMT +7)
Theo các bác sĩ, chảy nước mắt ra máu là tình trạng hiếm gặp có tên haemolacria, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo Daily Star, một cô gái Ấn Độ 25 tuổi đã xảy ra tình trạng khóc ra máu. Khi phát hiện ra điều này, cô đã đến Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa Sau Đại học ở thành phố Chandigarh (Ấn Độ) để khám và điều trị. Được biết trong vòng 2 tháng đây là lần thứ hai cô bị như vậy.
Theo các bác sĩ chấn đoán thì tình trạng chảy nước mắt ra máu rất hiếm gặp. Hội chứng này có tên haemolacria, và xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Được biết trong số ra tháng 3 của tạp chí BMJ Case Reports, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến trường hợp này.
Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia công bố vào ngày 14/2, thì các nguyên nhân phổ biến gây ra chứng haemolacria bao gồm viêm nhiễm, chấn thương, khối u, tăng huyết áp, thiếu máu hoặc rối loạn mạch máu....
Về trường hợp của người phụ nữ này, qua thăm khám các bác sĩ kết luận hai mắt cô đều bình thường và không xuất hiện vết thương nào. Nhưng 1 điều trùng hợp đó là hai lần chảy nước mắt máu của cô đều trùng với thời điểm kinh nguyệt.
Chính vì vậy, bác sĩ cho rằng, rất có thể việc cô đến kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân quan trọng gây ra chảy máu theo chu kỳ bên ngoài tử cung, hay còn gọi là kinh nguyệt gián tiếp.
Trong trường hợp của cô gái, một số mô ở mắt đã phản ứng với hoóc môn estrogen và progesterone. Các loại hoóc môn này có thể làm sung huyết mạch máu và khiến máy rỉ ra từ khóe mắt.
Khi đó một số mô ở mắt đã phản ứng với hoóc môn estrogen và progesterone làm sung huyết mạch máu và khiến máy rỉ ra từ khóe mắt.
Nhiều người cho rằng, tình trạng này trông có vẻ khá đáng ngại, nhưng các bác sĩ cho biết mắt cô gái không hề bị tổn thương, đồng thời cô cũng không có triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay biểu hiện gì về sức khỏe khác.
Các bác sĩ sau đó đã kê cho cô dùng thuốc tránh thai. Sau đó 3 tháng cô gái này đã khỏi bệnh.
Theo ghi chép của bác sĩ, thì trường hợp của cô gái này chính là tình trạng lâm sàng hiếm gặp, bất thường, và không có trường hợp nào giống như vậy được ghi lại trong tài liệu khoa học gần đây.
Dù vậy các chuyên gia kết luận rằng, cần tiến hành nghiên cứu thêm để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu mắt xác định cách chữa trị lâu dài.