Giấc mơ là gì? Giải mã ý nghĩa của từng giấc mơ
- Alice Pham
- Đăng lúc: Thứ sáu, 10/12/2021 14:24 (GMT +7)
Các nghiên cứu đã chỉ ra giấc mơ có tầm quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người.
Nội dung chính
Thông thường khi ngủ, con người thường sẽ xuất hiện những giấc mơ có thể là giải trí, phiền muộn, hoặc những điều kỳ lạ, điều đặc biệt là hầu như chúng ta sẽ không nhớ nó vào ngày hôm sau. Nhưng điều gì khiến chúng ta mơ về những điều đó, và tại sao giấc mơ của mỗi người lại khác nhau: có người mơ đẹp, nhưng có người lại gặp toàn ác mộng? Cùng nhau đi tìm lời giải đáp về khởi nguồn những giấc mơ qua bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: Giải mã 10 giấc mơ mà nhiều người hay gặp trong đời
1. Giấc mơ là gì?
Giấc mơ (hoặc mơ) là những trải nghiệm, ảo mộng trong trí óc của chúng ta khi ngủ. Các sự việc trong giấc mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tại, nằm ngoài sự điều khiển của người mơ. Ngoại trừ trường hợp giấc mơ sáng suốt thì những người nằm mơ có thể trải qua những cảm xúc mãnh liệt khi đang mơ.
Về cơ bản, giấc mơ là những hình ảnh và câu chuyện mà tâm trí chúng ta tạo ra trong khi ngủ. Một giấc mơ rất sống động, hoặc có thể khiến bạn cảm thấy vui, hoặc khiến bạn buồn hay sợ hãi, đôi khi giấc mơ còn mang tới những điều khó hiểu, kỳ quặc.
Giấc mơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi ngủ, không theo một trật tự nhất định. Nhưng đa phần những giấc mơ sống động thường xảy ra trong giấc ngủ sâu, giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh), là thời điểm não hoạt động mạnh nhất. Nhiều chuyên gia cho rằng con người có thể mơ ít nhất 4 - 6 lần mỗi đêm.
>> Xem thêm: 20 năm chơi xổ sổ theo giấc mơ của chồng, người phụ nữ trúng gần 1400 tỉ
2. Ý nghĩa của từng giấc mơ
Một số chuyên gia cho biết những giấc mơ thường không có mục đích hay ý nghĩa gì mà chỉ là những hoạt động vô nghĩa của não bộ, hay đơn giản là những câu chuyện kỳ lạ không liên quan đến cuộc sống bình thường.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng giấc mơ là cần thiết cho sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất vì chúng có thể phản ánh những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn của chính bản thân của mỗi người - nỗi sợ hãi, ham muốn hay mối quan tâm sâu sắc nhất, đặc biệt là những giấc mơ tái diễn.
Thông qua việc giải thích các giấc mơ, các nhà nghiên cứu đã đạt được những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Nhiều người nói rằng họ nghĩ ra những ý tưởng tốt nhất khi mơ, vì vậy những giấc mơ có thể kích thích sự sáng tạo. Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học không thể kết luận chắc chắn giấc mơ có ý nghĩa gì và tại sao con người lại mơ, nhưng nhiều người vẫn tìm thấy nhiều ý nghĩa trong giấc mơ của họ.
3. Tại sao chúng ta lại mơ?
Tương tự với ý nghĩa của giấc mơ, hiện có rất nhiều giả thuyết về lý do tại sao chúng ta mơ, nhưng chưa có câu trả lời chắc chắn về điều này.
Ngày nay, các nghiên cứu đã chỉ ra giấc mơ có tầm quan trọng thế nào đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã đánh thức các đối tượng ngay khi họ đang chìm vào giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Họ thấy rằng những người không có giấc mơ thường xuất hiện những điều sau:
- Bùng nổ căng thẳng
- Phiền muộn
- Sự lo ngại
- Khó tập trung
- Thiếu sự phối hợp
- Xu hướng ảo giác
- Tăng cân
Nhiều chuyên gia kết luận rằng giấc mơ tồn tại để:
- Giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
- Kết hợp những kỷ niệm
- Xử lý cảm xúc
Nếu bạn đi ngủ với những suy nghĩ băn khoăn, bạn có thể thức dậy với các giải pháp, hoặc ít nhất là cảm thấy tốt hơn về tình trang hiện tại của mình.
Nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud tin rằng giấc mơ là cửa sổ vào tiềm thức con người và có thể được mô tả như qua ham muốn vô thức, suy nghĩ và chính động lực của chúng ta. Bác sĩ này cho rằng mơ là cách để con người thỏa mãn những bốc đồng, ham muốn vốn không thể chấp nhận được trong xã hội.
Tóm lại, một số giấc mơ có thể giúp não bộ của con người xử lý các suy nghĩ và sự kiện trong ngày. Tuy nhiên, đối với những người khác, giấc mơ có thể chỉ là kết quả của hoạt động bình thường của não và không có ý nghĩa gì. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra câu trả lời tại sao con người lại mơ.
4. Tại sao chúng ta lại gặp ác mộng?
Thông thường, giấc mơ giúp con người xử lý hiệu quả cảm xúc, ký ức và các mối quan tâm hữu ích khác. Trong khi đó, ác mộng sẽ bao gồm những trải nghiệm đáng sợ và đau buồn. Nguyên nhân chính gây ra những cơn ác mộng có thế phát sinh từ các vấn đề tâm lý như áp lực, lo lắng, hay tác dụng phụ của thuốc.
Nếu thường xuyên gặp ác mộng, có thể cơ thể bạn đang gặp triệu chứng rối loạn về giấc ngủ. Rối loạn ác mộng là khi thường xuyên nằm mơ thấy những sự kiện đáng sợ. Chúng khiến ta lo lắng khi đi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ như giật mình, thức giấc giữa đêm, và gây ra một số rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn tâm lý khác.
Đa số con người sẽ trải qua những cơn ác mộng như vậy trong cuộc sống, do đó chúng ta không nên quá lo lắng về vấn đề này, thay vào đó sống lạc quan, tích cực sẽ giúp giảm thiểu được tần suất nằm mơ thấy ác mộng.
5. Tìm hiểu giấc mơ Lucid (giấc mơ tỉnh táo) là gì?
Giấc mơ Lucid (hay còn gọi là giấc mơ tỉnh táo), là một hình thức mà bạn biết bạn đang mơ trong chính giấc mơ của mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giấc mơ sáng suốt luôn đi kèm với việc khởi động các bộ phận của não thường bị ức chế trong khi ngủ. Giấc mơ Lucid đại diện cho trạng thái não giữa giấc ngủ REM và tỉnh táo.
Giấc mơ sáng suốt của một số người cũng có thể ảnh hưởng đến hướng của giấc mơ và thay đổi cách kể câu chuyện. Dù đây có thể là một chiến thuật khôn ngoan để áp dụng, đặc biệt là khi gặp ác mộng, tuy nhiên nhiều chuyên gia về giấc mơ cho rằng tốt hơn là để giấc mơ diễn ra theo quy luật tự nhiên.
6. Liệu giấc mơ có dự đoán được tương lai không?
Có nhiều giả định về những tình huống trong giấc mơ đã trở thành sự thật hoặc được nhìn thấy trong một sự kiện ở tương lai. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn với hiện tượng déjà vu - hiện tượng chúng ta có cảm giác ngờ ngợ lạ lùng như đang sống lại giây phút nào đó mà mình từng trải qua.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia nói rằng, khi bạn có một giấc mơ sau đó diễn ra trong đời thực, thì rất có thể đó là do:
- Sự trùng hợp ngẫu nhiên
- Bộ nhớ bị lỗi
- Một sự vô thức bị ràng buộc bởi những thông tin đã biết
Tuy nhiên, đôi khi giấc mơ có thể thôi thúc bạn hành động theo một cách nhất định trong đời sống hiện thực, do đó có thể nói giấc mơ có thể thay đổi tương lai.
7. Tại sao nhiều người không thể nhớ giấc mơ của mình?
Với các giấc mơ, việc bạn quên nó ngay sau khi tỉnh dậy là điều bình thường. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích về vấn đề tại sao giấc mơ dễ bị lãng quên. Có ý kiến cho rằng bộ não con người được thiết kế để quên đi giấc mơ bởi vì nếu con người nhớ tất cả những giấc mơ của mình, họ có thể không thể phân biệt giữa giấc mơ với hiện thực.
Bên cạnh đó, giấc mơ khó có thể nhớ hơn vì trong giấc ngủ REM, cơ thể chúng ta có thể ngưng các hệ thống chịu trách nhiệm tạo ra ký ức trong bộ não. Do đó con người chỉ có thể nhớ những giấc mơ xảy ra ngay trước khi chúng ta thức dậy, khi một số hoạt động não đã được khởi động lại.
Một số người nói rằng tâm trí của họ không thực sự quên những giấc mơ, chỉ là họ không biết cách tìm ra chúng. Những giấc mơ có thể được lưu trữ trong bộ nhớ của con người, và chờ đợi thời khắc được nhớ lại. Điều này có thể giải thích lý do tại sao nhiều người dù không hề nhớ một giấc mơ nào trong nhiều thập kỷ hoặc thậm chí cả cuộc đời của họ, song, họ có thể nhớ lại giấc mơ nếu họ được đánh thức vào đúng thời điểm.
8. Mẹo ghi nhớ lại giấc mơ
Nếu bạn vừa trải qua một giấc ngủ ngon và không thức dậy bất chợt cho đến sáng, có khả năng bạn sẽ ít nhớ giấc mơ của mình hơn so với những người thức dậy nhiều lần trong đêm. Tuy nhiên, đây là một số cách có thể giúp bạn khả năng ghi nhớ giấc mơ của mình như:
- Thức dậy mà không cần báo thức. Bạn có nhiều khả năng nhớ những giấc mơ nếu bạn thức dậy một cách tự nhiên hơn là khi được báo thức.
- Nhắc nhở bản thân ghi nhớ. Nếu bạn muốn ghi nhớ giấc mơ của mình và đưa ra quyết định (có ý thức) để thực hiện, bạn có nhiều khả năng nhớ giấc mơ của mình vào buổi sáng. Vì vậy, trước khi bạn đi ngủ, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn muốn nhớ lại giấc mơ của mình.
- Phát lại giấc mơ. Nếu bạn nghĩ về giấc mơ ngay sau khi thức dậy, có thể sẽ dễ nhớ nó hơn sau này đấy.