Năm 2021 sẽ là năm trái đất quay nhanh nhất từ trước đến nay, liệu bạn có cảm nhận được điều đó?
- ThanhPham
- Đăng lúc: Thứ hai, 11/01/2021 21:52 (GMT +7)
Trong năm 2020, vận tốc quay của trái đất đã “tăng tốc” khiến cho mỗi ngày đã bị rút ngắn lại và điều này sẽ còn tiếp diễn vào năm 2021 này.
Bằng cảm nhận thì con người liệu có cảm thấy sự “ngắn lại” của thời gian khi một ngày trôi qua? Câu trả lời là bạn sẽ chẳng cảm thấy gì hết, bởi theo số liệu thống kê vào ngày 3/1 thì một ngày Trái đất chỉ kéo dài 23 giờ 59 phút và 59,9998927 giây, tức là bạn đã bị mất 19 mili giây của một ngày bình thường với 24h đầy đủ, mức hao hụt quá nhỏ để chúng ta có thể có bất cứ cảm nhận gì về sự thay đổi.
Thế nhưng sự chênh lệch tưởng chừng như “vô hình” đấy của thời gian nếu đến một mức độ nhất định sẽ có ảnh hưởng không hề đơn giản tới hành tinh của chúng ta và trong nhiều lĩnh vực khoa học quan trọng. Bởi từ khi loài người phát minh ra các đồng hồ nguyên tử vào thập niên 60, tốc độ quay của trái đất thay đổi được đo lường chính xác đến từ mili giây. Và việc tăng tốc hay giảm tốc của vòng quay địa cầu gây ra những hậu quả không đơn giản như chúng ta nghĩ.
Thứ nhất là ảnh hưởng đến hệ thống mạng viễn thông và internet. Vào năm 2012, khi trái đất quay chậm hơn bình thường, một giây nhuận được thêm vào để khớp thời gian giữa các đồng hồ nguyên tử và vòng quay của địa cầu, hậu quả là liên tiếp các phần mềm và trang web như Mozilla, Reddit, Linked In… đều báo cáo các sự cố sập mạng. Các hệ điều hành máy tính như Linux trục trặc còn các chương trình trình sử dụng ngôn ngữ lập trình Java thì tê liệt.
2021 là năm trái đất quay nhanh hơn, và sẽ còn tiếp tục diễn tiến cho đến một lúc chúng ta lại phải bớt đi 1 giây nhuận đã thêm vào để cân bằng giữa đồng hồ nguyên tử và tốc độ trái đất. Nếu việc đó xảy ra thì khả năng tiếp diễn một vụ “sập nguồn” hệ thống mạng trên diện rộng là hoàn toàn có thể, điều này sẽ gây ra những tổn thất khó lường.
Thứ 2 là nguy cơ các vệ tinh sẽ bị lỗi. Vệ tinh địa tĩnh có vận tốc quay bằng vận tốc của Trái Đất, giúp chúng ổn định vị trí trong không gian. Nếu Trái Đất quay nhanh hơn đến một mức nào đó sẽ khiến các vệ tinh bị chệch hướng. Điều này khiến các hoạt động liên lạc, phát sóng truyền hình và quân sự bị gián đoạn. Một số vệ tinh mang theo nhiên liệu nên có thể tự điều chỉnh vị trí và vận tốc, tuy nhiên một số khác thì không và cần được thay thế, tốn rất nhiều chi phí.
Thứ 3 là việc trái đất thay đổi vận tốc quay có nguyên nhân từ hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây là một trong số các nguyên nhân quan trọng bởi nó gây tan chảy băng tuyết ở các vị trí cao hơn khiến Trái đất quay nhanh hơn. Băng tan cũng làm mực nước biển dâng cao kết hợp với tốc độ quay nhanh hơn của trái đất sẽ tạo ra các cơn bão có cường độ mạnh đột biến. Bên cạnh đó những trận lũ lụt, động đất cũng xảy ra thường xuyên và có mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn trước.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang thống kê để có được công bố đầy đủ những hệ lụy từ việc trái đất đang quay nhanh hơn tới cuộc sống sinh hoạt của con người.