Công Phượng, Bùi Tiến Dũng cùng loạt cầu thủ đi… bán quần áo, mở tiệm net

Tận dụng danh tiếng có sẵn, nhiều cầu thủ Việt đã lần lượt “lấn sân” sang lĩnh vực kinh doanh.

Hashtag: Đám cưới Công Phượng - Viên Minh

Trong khi các ngôi sao bóng đá thế giới liên tục vướng vào scandal và những tin đồn tình ái thì cầu thủ Việt lại tỏ ra “ngoan hiền” với hình ảnh người chồng, người cha cống hiến hết mình vì sự nghiệp, chăm chỉ kiếm thu nhập lo cho gia đình. 

Nguyên nhân có thể do đa phần các cầu thủ Việt Nam đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc không mấy khá giả. Để theo đuổi sự nghiệp, họ mất nhiều thời gian luyện tập khắc khổ mà không có được nhiều thu nhập khi chưa nổi tiếng. 

Những nỗ lực của họ đã được đền đáp khi nền bóng đá Việt Nam nở rộ với những chiến thắng trên sân cỏ quốc tế trong những năm gần đây.

Năm 2018, đội tuyển U23 đã lần đầu tiên đưa nước Việt Nam vào trận chung kết giải đấu châu lục. Nối tiếp thành công, đội tuyển Việt Nam đã lọt vào tứ kết Asian Cup lần thứ 2 sau 12 năm kể từ lần đầu tiên năm 2007. Các cầu thủ vụt sáng trở thành những "người hùng" của nước nhà. 

Những thương hiệu kinh doanh mang mác "cầu thủ" nổi lên như nấm mọc sau mưa.

Đi cùng với sự nổi tiếng là những cơ hội kiếm tiền đầy triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh. Hợp đồng quảng cáo đổ về liên tục giúp các cầu thủ "hái" được một số tiền khổng lồ. Bên cạnh đó, những người hùng Việt Nam cũng tận dụng thời cơ để lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh. Hàng loạt những thương hiệu mang mác "cầu thủ" liên tiếp nổi lên như "nấm mọc sau mưa". 

Công Phương kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, đồ thể thao

Tiền đạo xứ Nghệ có vẻ chưa gặp nhiều may mắn trong lĩnh vực kinh doanh. Dù đã thử sức trong lĩnh vực này 3 năm, tình hình kinh doanh trở nên tệ hơn khi Công Phượng bận kín lịch đá bóng, không thể trau dồi kinh nghiệm quản lý kinh doanh. 

Công Phượng sở hữu 2 chi nhánh cà phê mang thương hiệu của chính mình – CP10 – tại Pleiku và Hà Nội.

Công Phượng sở hữu 2 chi nhánh cà phê mang thương hiệu của chính mình – CP10 – tại Pleiku và Hà Nội. Sau đó, anh đã rút toàn bộ vốn ở chi nhánh Hà Nội bởi quán không còn thu hút khách như ban đầu cũng như không có biện pháp xử lý. 

Công Phương rút hết vốn tại chi nhánh CP10 Hà Nội.

Hiện nay, Công Phượng đang sở hữu quán cà phê CP10 tại Pleiku, đồng sở hữu quán bánh tráng thịt heo cùng với đồng đội thân thiết Trần Hữu Đông Triều. Ngoài ra, anh cùng vợ - Tô Ngọc Minh Viên đã tự mở công ty riêng về tiếp thị thể thao và sáng tạo ra thương hiệu thời trang PM Official dành cho giới trẻ. 

Tháng 4/2020, cặp đôi Công Phượng - Viên Minh vừa cho ra mắt BST áo phông "I Am in" (Tôi ở yên).

Trung vệ Bùi Tiến Dũng thành công với mô hình cà phê bóng đá

Bùi Tiến Dũng đã ấp ủ ý tưởng kinh doanh quán cà phê bóng đá từ rất lâu. Năm 2019, anh chơi lớn với số tiền đầu tư 1,5 tỷ đồng cho thương hiệu cà phê Fivestar tại Hà Đông, Hà Nội.

“Ngôi sao năm cánh trên ngực áo đội tuyển Việt Nam chính là Fivestar, tôi muốn nhắc nhở bản thân dù thi đấu hay kinh doanh cũng luôn phải giữ gìn hình ảnh tổ quốc trong tim”, trung vệ sinh năm 1995 chia sẻ ý tưởng đặt tên quán. Quán cà phê đã thu hút rất hàng trăm cổ động viên đến tham dự khai trương và tiến triển khá tốt. 

Trung vệ Bùi Tiến Dũng khai trương quán cà phê bóng đá thành công thu hút sự chú ý của CĐV.

Nguyễn Tuấn Anh thất bại trong lần đầu kinh doanh homestay 

Tuấn Anh trở thành ông chủ của một mô hình cho thuê homestay tại Pleiku, gần quán cà phê của Công Phượng. Khách du lịch tỏ ra hài lòng với thiết kế ấm áp từ gỗ của căn nhà và giá thuê phải chăng của mô hình này.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, Tuấn Anh đã phải tạm ngưng hoạt động kinh doanh do phải điều trị dứt điểm chấn thương đầu gối. Anh cho biết sẽ quay trở lại với ngành này vào một thời điểm thích hợp hơn trong tương lai. 

Homestay có diện tích nhỏ nhưng được thiết kế bằng gỗ và màu vàng, đem lại cảm giác ấm áp.

Người nhện "Bùi Tấn Trường" có đam mê với... tiệm net

Tấn Trường ngoài đam mê trên sân cỏ còn là người sở thích mãnh liệt với trò chơi điện tử. Khi đã giành đủ vốn, anh mở một tiệm internet tại quê nhà Đồng Tháp năm 2010. Anh rất tích cực livestream các trận đấu game đồng thời quảng bá cho tiệm net của mình. Tuy nhiên, cũng như những cầu thủ khác, lịch trình tập luyện và thi đấu bóng đá gắt gao khiến anh phải tạm ngưng công việc kinh doanh của mình. 

Tấn Trường đam mê... tiệm net.

Nguyễn Anh Đức bén duyên với nghiệp kinh doanh từ rất sớm 

Nguyễn Anh Đức bắt đầu kinh doanh một cửa hàng quần áo thể thao từ năm 2009. Hiện tại, anh là cầu thủ sở hữu sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng nhất trong số các cầu thủ. Anh giữ chức vị chủ tịch kiêm giám đốc Công ty Anh Đức Sports. Hiện nay, anh cũng có kế hoạch mở lớp bóng đá và tìm hiểu về lĩnh vực bất động sản.  

Cửa hàng thời trang thể thao tiền tỷ của Nguyễn Anh Đức.

Rất nhiều cầu thủ khác cũng có thương hiệu kinh doanh cá nhân của mình. Họ thường bày tỏ sự ủng hộ với nhau bằng cách qua lại các quán để tuyên truyền hình ảnh cho nhau. Điển hình như Công Phượng là nhân vật rất thường xuyên ghé qua quán Bún đậu A Sầm của hậu vệ Ngọc Đức. Tiền vệ Thái Học mở quán Bánh ướt cô Bông được rất nhiều anh em trong ngành tới ủng hộ, đặc biệt là tiền đạo "Trường híp" đều đặn tới ăn bánh thay cơm. 

Hậu vệ Ngọc Đức mở quán Bún đậu A Sầm.

Các cầu thủ không chỉ thành công trong sự nghiệp bóng đá mà còn kiếm được rất nhiều tiền bằng các hoạt động kinh doanh khác. Họ đã thể hiện rõ hình ảnh của một thế hệ cầu thủ tận tuỵ với sự nghiệp, chăm chỉ làm ăn, hiếu thảo với cha mẹ và tinh thần đồng đội vững bền. 

Bài liên quan

News feed