Những chính sách kinh tế sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2022 ảnh hưởng đến đời sống người dân
- Thanh Lê
- Đăng lúc: Thứ hai, 27/12/2021 17:00 (GMT +7)
Từ 1/1/2022, có nhiều chính sách mới được các cơ quan ban ngành đề ra sẽ chính thức có hiệu lực, người dân cần chú ý để đảm bảo quyền lợi.
1. Từ 1/1/2022, người dân có thể mở thẻ ngân hàng bằng hình thức online
Thông tư 17/2021/TT-NHNN đã được Ngân hàng Nhà nước đã ban hành ngày 16/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. Trong đó, thông tư này quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, bổ sung quy định đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử sẽ tổ chức phát hành thẻ có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh.
Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
>>> Xem thêm: Hà Nội: Tất cả bệnh viện không được từ chối F0 diễn biến nặng
2. Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải ký quỹ 2 tỷ đồng
Ngày 10/12/2021 Chính phủ doanh nghiệp Việt Nam đã ban hành Nghị định số 112/2021/NĐ-CP, trong đó quy định về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (doanh nghiệp dịch vụ) phải thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng, đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Với doanh nghiệp dịch vụ sẽ giao nhiệm vụ cho chi nhánh về việc thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500 triệu đồng.
Còn doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, theo quy đinh sẽ phải thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Mức tiền ký quỹ sẽ được tính bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính dựa theo tổng số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
Nghị định quy định doanh nghiệp dịch vụ và người lao động quy định, về mức trần tiền ký quỹ của người lao động, dựa theo thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ. Trong đó số tiền ký quỹ sẽ không vượt quá mức trần quy định, đồng thời phải ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Từ ngày 1/1/2022, Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực.
3. Quy định mới về kinh doanh xăng dầu
1 số quy định mới trong kinh doanh xăng dầu mới được Bộ Công Thương bổ sung, như quy định về điều hành giá xăng dầu; về thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ và về việc đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm. Quy định này được nêu ra trong Thông tư 17/2021/TT-BCT, ban hành ngày 15/11/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2014/TT-BCT. Trong đó có quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Thông tư 17 cũng đã bổ sung quy định về "Điều hành giá xăng dầu", cụ thể như sau: Các mặt hàng xăng dầu gồm xăng sinh học, xăng khoáng, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, được nhà nước công bố giá cơ sở. Để thực hiện công bố giá cơ sở, từng mặt hàng xăng, dầu tiêu dùng sẽ được Bộ Công Thương xác định dựa trên việc đánh giá xem mặt hàng nào được bán nhiều nhất thuộc các nhóm mặt hàng xăng sinh học, xăng khoáng, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Về báo cáo lượng xăng dầu sản xuất trong nước, trước ngày 29 - theo định kỳ của tháng cuối Quý, theo từng chủng loại trong kỳ từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu báo cáo sản lượng bán xăng dầu trong nước về Bộ Công Thương để tổng hợp tính toán, xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu trong công thức giá cơ sở.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 2/1/2022.