Osechi Ryori - Cỗ Tết của người Nhật Bản có gì đặc sắc?

Dịp Tết âm lịch, người Nhật Bản không bày biện nhiều cỗ bàn như các nước Á Đông mà đón năm mới bằng hộp cơm Osechi Ryori - với ý nghĩa hạnh phúc chồng hạnh phúc

Hashtag: Ẩm thực Nhật Bản Món ăn ngày Tết

I. Osechi Ryori - hộp cơm đầu năm đặc sắc của người Nhật Bản 

Hầu hết các nước trên thế giới đều đón năm mới theo lịch Dương. Nhưng vẫn có một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên đón Tết theo lịch âm. Nhật Bản từng là một nước đón Tết cổ truyền vào dịp âm lịch, nhưng từ năm 1873, khi Thiên hoàng Minh Trị quyết định mọi sinh hoạt của đất nước sẽ dùng lịch Dương, người Nhật Bản bắt đầu đón tết Dương lịch thay vì Tết theo lịch âm như trước đây.

Osechi Ryori - Cỗ Tết của người Nhật Bản có gì đặc sắc - Ảnh 2

Dù đã chuyển sang đón Tết dương lịch, nhưng người Nhật Bản vẫn giữ một số nét văn hoá truyền thống vào Tết nguyên đán. Một trong số đó chính là Osechi Ryori, hộp cơm người Nhật Bản dùng để đón năm mới. Thay vì mỗi món bày vào bát hay đĩa, Osechi Ryori được bày vào tráp có nhiều ngăn giống như hộp cơm bento - gọi là Jubako.

Osechi Ryori - Cỗ Tết của người Nhật Bản có gì đặc sắc - Ảnh 1

Hộp cơm Osechi Ryori được trang trí bằng các hoạ tiết truyền thống của Nhật Bản. Về cơ bản, Osechi Ryori có 4 tầng với ý nghĩa hạnh phúc chồng hạnh phúc. Các món ăn của hộp cơm Osechi Ryori rất đa dạng với đủ các sản vật từ đất, từ biển được chế biến đa dạng và ngon mắt.

II. Ý nghĩa của hộp cơm Osechi Ryori 

Tầng cao nhất: Ichi no Ju

Đây là lời chúc phúc đầu năm, bao gồm những món ăn mang hàm ý chúc cho mọi người luôn bình an, tốt lành như: Kuromame (đậu đen ninh ngọt), Kazunoko (trứng cá trích nấu với rượu và nước tương), Tazukuri (cá cơm rim ngọt).

Tầng thứ 2 từ trên xuống: Ni no Ju 

Tầng này chủ yếu là các món có vị ngọt như: Kobumaki (cơm cuộn rong biển rim ngọt), Kurikinton (khoai lang nghiền), Datemaki (trứng cuộn ngọt).

Osechi Ryori - Cỗ Tết của người Nhật Bản có gì đặc sắc - Ảnh 1

Tầng thứ 3 từ trên xuống: San no Ju

Tầng thứ 3 gọi là “Hạnh phúc từ biển" với các món nướng chủ yếu là các loại cá, hải sản,... 

Tầng cuối cùng: Yo no Ju

Là “Hạnh phúc từ núi" với các món kho từ rau củ như: củ sen, nấm, cà rốt,... 

III. Ý nghĩa của một số món ăn trong Osechi Ryori 

Kuromame

Kuromame là món đậu đen ninh ngọt. Từ “Mame" (đậu) đồng âm với từ “chăm chỉ, siêng năng" nên món ăn mang ý nghĩa năm mới bạn sẽ thật chăm chỉ học tập & làm việc. 

Kuromame mang ý nghĩa mong muốn một năm mới thật chăm chỉ và cần cù

Kazunoko 

Đây là món trứng cá trích nấu với rượu và nước tương nhạt, Kazunoko mang ý nghĩa cầu mong bạn sẽ có gia đình hạnh phúc, nhiều con cháu. 

Kazunoko - món ăn truyền thống ngày Tết của người Nhật Bản được làm từ trứng cá trích

Ebi 

Trong tiếng Nhật, Ebi là con tôm, hộp cơm Osechi Ryori không thể thiếu các món được chế biến từ tôm như tôm chiên, tôm nướng… Trong văn hoá Nhật Bản, tôm là biểu tượng của sự trường thọ nên các món từ tôm có ý nghĩa cầu chúc sức khoẻ, sống lâu trăm tuổi. 

Ebi trong hộp cơm Osechi Ryori mang ý nghĩa mong muốn sự khoẻ mạnh, trường thọ

Kurikinton 

Kurikinton là món được chế biến từ khoai lang nghiền và hạt dẻ, mang ý nghĩa hy vọng một năm mới sung túc, thịnh vượng, phát tài. 

Kurikinton là một loại bánh ngọt biểu tượng cho sự sung túc, tài lộc

Kamaboko 

Đây là món chả cá Nhật, có màu hồng và trắng. Theo quan niệm người Nhật, màu hồng có thể đem lại may mắn, giải trừ sự xui xẻo; màu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết trong sáng. Kamaboko mang ý nghĩa là “niềm hân hoan", cầu mong sự vui vẻ, hạnh phúc trong năm mới. 

Người Nhật Bản thường ăn Kamaboko vào ngày đầu tiên của năm mới với hy vọng cả một năm thật hân hoan, tươi vui

Tazukuri 

Tazukuri là món cá cơm rim đường, món ăn mang cầu chúc bạn và gia đình sẽ có mùa gặt bội thu, năm mới thật sung túc, giàu sang

Tazukuri mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bội thu

Bài liên quan

News feed