Tết Nguyên đán là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm, đặc biệt là đối với người châu Á. Trên mâm cơm trong dịp đầu năm cũng thường xuất hiện những món ăn lấy may để mong cầu một năm mới an khang, thịnh vượng.
Do là một quốc gia có số lượng lớn người gốc Hoa nên nềm ẩm thực của Singapore cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Hoa. Vì vậy có rất nhiều món ăn lấy may của đảo quốc sư tử này khá giống với những món ăn xuất hiện trên bàn tiệc của người Trung Quốc. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu người dân Singapore ăn gì để lấy may trong dịp Tết Nguyên đán nhé!
Đây là món gỏi được làm từ 27 nguyên liệu khác nhau như: cá hồi, rau củ, nước sốt... Trong đó, mỗi thành phần đều mang ý nghĩa tốt lành và có sự hài hòa về màu sắc. Cá tượng trưng cho sự phồn vinh, cà rốt mang lại may mắn, củ cải xanh có ý nghĩa tuổi thọ còn củ cải trắng lại đem đến sự thăng tiến. Ngoài ra, món ăn này còn sử dụng nước sốt ngũ vị hương - tượng trưng cho 5 loại phúc lành. Đậu phộng giã nhỏ ngụ ý cho tiền tài. Nước sốt mận sóng sánh mang đến sự ngọt ngào trong mọi mối quan hệ.
Do nguyên liệu và cách chế biến rất kỳ công nên người Singapore thường chỉ ăn gỏi Yu Sheng trong dịp năm mới với niềm tin sẽ có nhiều may mắn, tốt lành. Ngoài ra, trước khi thưởng thức món ăn này, mọi người sẽ cùng ngồi quây quần bên bàn ăn, gắp một miếng gỏi lên cao và hô vang những câu chúc may mắn.
Khá giống với Trung Quốc, cá cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân Singapore. Món cá này phải được để nguyên con, tượng trưng cho một năm trọn vẹn từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Bên cạnh đó, mọi người thường chừa lại một ít thức ăn trên đĩa với ý nghĩa mong cầu năm mới dư dả và phát đạt hơn.
Nhờ sở hữu tên gọi mang ý nghĩa may mắn nên Fatt choy - Hosee thường được người Singapore ăn trong những ngày đầu năm. Fattchoy là một loại rong nước ngọt, sợi mảnh và có màu xanh đen. Trong tiếng Quảng Đông thì cách phát âm của chúng khá giống từ "Phát tài". Còn Hosee là tên gọi của một loại hàu khô, nghe khá giống từ "Hảo sự" (chuyện vui). Vì vậy, 2 món ăn này thường xuất hiện cùng nhau với mong ước cả năm sẽ phát tài và hạnh phúc.
Thêm một món ăn của Trung Quốc xuất hiện trong mâm cơm của những ngày đầu năm ở Singapore - mì trường thọ. Mặc dù món ăn này được bày bán quanh năm nhưng trong dịp năm mới lại càng chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn. Sợi mì càng dài tượng trưng cho việc tuổi thọ được kéo dài. Ngoài ra, người dân ở quốc đảo sư tử còn thêm mù tạt xanh vào bát mì để cầu chúc cha mẹ sống lâu trăm tuổi.
Tuy không mang ý nghĩa biểu tượng gì nhưng nhờ nguyên liệu quý, khẩu phần lớn nên món ăn này thường được người Singapore yêu thích trong ngày Tết. Để đảm bảo gia vị được ngấm đều, người ta thường chuẩn bị, sơ chế và tẩm ướp nguyên liệu trước vài ngày. Món ăn này gồm có rau được xếp cuối cùng. Sau đó là các loại thịt heo, thịt gà, nấm. Trên cùng là các loại hải sản như: bào ngư, tôm, sò điệp...
Trong dịp Tết, lượng tiêu thụ bánh tổ ở Singapore thường tăng vọt. Đây là món ăn lấy may với niềm tin mang đến sự gắn kết và ngọt ngào. Người dân Singapore thường tặng nhau loại bánh này cho người mình trân trọng như một món quà vào những ngày đầu năm. Bánh tổ thường được nặn thành hình tròn nhưng trong ngày Tết thì thường được tạo hình cá chép với ý nghĩa dư dả hoặc thỏi vàng biểu tượng cho sự tài lộc, sung túc. Do có vị ngọt đặc trưng nên bánh tổ khá hợp vị khi thưởng thức cùng một tách trà nóng.
Thịt khô Bak Kwa có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được biến tấu để hợp khẩu vị người Singapore. Thay vì nướng trên than, món ăn này sẽ được sấy khô bằng máy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng. Món ăn vặt này mang màu đỏ và thường được gói trong giấy đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Không chỉ Tết mà nếu có dịp đến Singapore, hãy thưởng thức và mua món thịt khô Bak Kwa này về làm quà nhé!
Bình luận