Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cảnh báo: Người dùng có thể bị ngộ độc bởi thực phẩm hút chân không

Chuyên gia Cục An toàn thực phẩm cảnh báo thực phẩm được đóng gói kín có nguy cơ sinh ra độc tố botulinum gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Hashtag: Ngộ độc thực phẩm

Ngày nay túi hút chân không được nhiều người dùng ưa chuộng và đánh giá là sản phẩm giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả trong một thời gian nhất định. Nhưng theo chuyên gia về an toàn thực phẩm thì việc chế biến thức ăn, bảo quản thực phẩm "hút chân không" không đúng cách có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm thậm chí gây nhiễm độc tố chết người botulinum.

Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cảnh báo: Người dùng có thể bị ngộ độc bởi thực phẩm hút chân không - Ảnh minh họa

Cụ thể, thời gian gần đây không ít các ca ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là vụ ngộ độc botulinum làm 6 người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong, sau bữa ăn tại khu vực miếu Chiêu Liêu ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Dù trước đó việc dùng túi "hút chân không" mà các cơ sở sản xuất tự làm không đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo.

Nhưng hiện nay, túi hút chân không thực phẩm được bày bán khá phổ biến trên thị trường chỉ với giá từ 70.000 - 120.000 đồng/cân ký, cuộn. Và các bà nội trợ chỉ tốn 500.000 đồng là đã mua được một chiếc máy hút chân không mini.

Liên quan đến vấn đề này phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Trần Việt Nga cho biết, các thực phẩm như rau, củ, quả, thịt, hải sản không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm hay bảo quản trong môi trường yếm khí như túi hút chân không, hộp đựng kín có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và khi lên men nó sẽ có khả năng sinh độc tố botulinum.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cũng chia sẻ trên Tuổi Trẻ rằng, ông mới nhận được báo cáo từ Kon Tum cho biết có thêm ca ngộ độc nghi do botulinum. Trường hợp này không liên quan với nhóm ca bệnh xuất hiện giữa tháng 3 và người bị ngộ độc cũng ăn cá suối muối trong âu đậy kín.

Như vậy, trong tháng 3 này đây là vụ ngộ độc thứ 3 nghi do botulinum, trong đó có 2 vụ ở Kon Tum, 1 vụ ở Bình Dương.

Chính vì vậy, chuyên gia Cục An toàn thực phẩm cũng như WHO lưu ý các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói dạng hút chân không để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Bài liên quan

News feed