Bánh bó, món bánh tuổi thơ, gắn liền với ngày Tết của người Quảng Ngãi

Quả Chanh Thành Tinh Đăng lúc: Thứ năm, 14/04/2022 17:56 (GMT +7)
Bánh bó là một món đặc sản được yêu thích nhờ vào vị dẻo thơm của nếp, giòn giòn của dừa, sừn sựt của cà rốt và cay nồng của gừng.
Hashtag #Các món bánh Việt Nam #Ẩm thực việt nam #Du lịch Việt Nam #Đặc sản Việt Nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Không chỉ là một điểm đến với người dân hiền hoà, cảnh thiên nhiên hoang sơ, Quảng Ngãi còn được yêu thích nhờ vào nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Khi nhắc đến các món bánh trứ danh của vùng đất này, người ta sẽ không thể bỏ qua những cái tên như bánh nổ, bánh in, bánh tráng mè trắng, bánh ít lá gai Lý Sơn… và đặc biệt là bánh bó.

Bánh bó là món bánh đặc sản của Quảng Ngãi và là món bánh Tết truyền thống của người dân nơi đây. Đây đồng thời cũng là một món bánh đặc sắc trong thế giới các món bánh Việt Nam. Sở dĩ bánh bó có tên gọi lạ tai như vậy vì khi chế biến, các nguyên liệu của bánh được bó lại thành hình. Thường bánh bó sẽ có hình tròn hoặc vuông dài tuỳ ý người làm bánh.

Bánh bó Quảng Ngãi thường được thưởng thức kèm một chén nước chè nóng.
Bánh bó Quảng Ngãi thường được thưởng thức kèm một chén nước chè nóng.
Ảnh: Khả Hoàng
Ảnh: Khả Hoàng

Đặc trưng của bánh bó là khi cắt bánh, mỗi miếng bánh đều khi cắt ra đều rất đẹp và bắt mắt nhờ các nguyên liệu cấu thành như cà rốt, mứt dừa, bí xanh, dứa, gừng... Khi cắt một miếng bánh bó, bạn có thể thấy được sự gắn bó, hoà quyện của các nguyên liệu với nhau và giúp chiếc bánh thêm phần độc đáo.

Mặc dù nguyên liệu chính để làm những chiếc bánh bó thường dễ tìm như gạo nếp, cà rốt, dừa và gừng. Đầu tiên, bạn phải chọn loại gạo nếp ngon, sau đó mang đi rang rồi xay mịn và phơi khoảng 3 ngày. Các nguyên liệu khác như cà rốt, dừa sẽ được bào thành các sợi mỏng để làm nhân. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích, người ta có thể thêm quất, dứa, bí đao… để tăng thêm hương vị của bánh.

Các nguyên liệu làm bánh bó. Ảnh: Hoàng Bảo Khuyên
Các nguyên liệu làm bánh bó. Ảnh: Hoàng Bảo Khuyên

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu làm bánh, người làm bánh sẽ mang phần nhân đi sên đường. Khi đã cho nước vào đường vào khuấy đến khi thu được hỗn hợp dẻo quẹo và dậy mùi thì nhân được cho vào trộn cùng. Đặc biệt, để bánh bó thơm mùi đặc trưng, họ sẽ giã gừng lấy nước cốt và đổ vào trong lúc sên đường.

Chờ cho đường nguội, người làm bánh sẽ cho đường sên vào bột nếp rồi nhào thành những khối bột dẻo và nặn thành các thỏi vuông dài hoặc tròn. Để bánh bùi và béo hơn, nhiều người sẽ cho một chút mè rang vào và nhào cùng bột nếp. Sau khi đã có những chiếc bánh bó thơm nức, người làm bánh sẽ bọc chúng lại trong chiếc lá chuối và xếp ngay ngắn vào khay. 

Bánh bó được bó thủ công, thường có hình trụ tròn hoặc hình vuông.
Bánh bó được bó thủ công, thường có hình trụ tròn hoặc hình vuông.
Ảnh: Khả Hoàng
Ảnh: Khả Hoàng
Mỗi lát bánh bó đều có màu sắc bắt mắt và hòa quyện của các nguyên liệu.
Mỗi lát bánh bó đều có màu sắc bắt mắt và hòa quyện của các nguyên liệu.
Bánh bó, món bánh tuổi thơ, gắn liền với ngày Tết của người Quảng Ngãi - Ảnh 7

Bánh bó không sử dụng khuôn mà bó bằng tay nên bề mặt hơi xù xì, nhưng nhờ vậy mà bánh bó giữ được những nét dân dã mà không phải đâu cũng có. Những lát bánh bó màu trắng được điểm xuyết thêm phần nhân nhiều màu đẹp mắt. Khi ăn, bạn không chỉ cảm nhận được miếng bánh mềm dai, thơm ngọt mà pha lẫn vào đó là vị bùi béo, giòn thơm, cay hấp dẫn. 

Đặc biệt trong dịp Tết, bánh bó sẽ là một món ăn quen thuộc được người Quảng Ngãi cắt thành từng lát nhỏ, xếp ra đãi để mời khách. Với nhiều người dân xứ Quảng, chiếc bánh bó chính là mùi vị của tuổi thơ và đậm đà tình quê do đó dù cuộc sống hiện đại có rất nhiều món ngon vật lạ hấp dẫn, nhiều người vẫn dành tình cảm và hồi ức cho món bánh quê hương này!

Cá bò gù tái chanh, món ăn đãi khách dân dã của người dân Quảng Ngãi Don - đặc sản lạ tai, rẻ nhưng không phải muốn là có sẵn ở Quảng Ngãi Bánh tráng mắm ruốc - món ăn dân dã khiến người nếm nhớ lâu của Quảng Ngãi
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp