Gucci không bán quần áo, Gucci bán câu chuyện

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Chủ nhật, 27/02/2022 22:51 (GMT +7)
Nghệ thuật storytelling của Gucci đã giúp cho thương hiệu này tăng trưởng tới 31% trong năm 2021.
Hashtag #Gucci #House of Gucci #Fashion brands - Thương hiệu thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Kering, một trong những tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021. Theo báo cáo, thương hiệu Gucci là thương hiệu “hái ra tiền” của hãng trong năm vừa qua. Nhà mốt Ý đạt doanh thu khoảng 11 tỷ USD, tăng 31% so với năm trước. Gucci cũng là thương hiệu được gen Z nhắc tới nhiều nhất trong năm vừa rồi?

Câu hỏi nhiều người đặt ra: Tại sao Gucci lại có sự thành công vậy?

1. Liên tục ra mắt BST mới và House of Gucci

Việc liên tiếp tung ra các BST mới kết hợp cùng The North Face và Balenciaga đã giúp cho thương hiệu tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự thành công của bộ phim tiểu sử “House of Gucci” cũng (vô tình) là lý do giúp cho thương hiệu gia tăng độ nhận diện với khách hàng.

Dù không tài trợ nhưng House of Gucci vẫn giúp cho Gucci tăng độ nhận diện thương hiệu.
Dù không tài trợ nhưng House of Gucci vẫn giúp cho Gucci tăng độ nhận diện thương hiệu.

2. Gucci không bán quần áo Gucci bán câu chuyện

Tuy nhiên sự thành công lớn nhất của Gucci không đến từ quần áo. Nói đến chất lượng quần áo, chắc chắn sẽ có nhiều nhãn hãng mang đến chất lượng hoàn hảo hơn Gucci ở mức giá tốt hơn. Gucci biết điều này nên hãng không bán quần áo. Thứ hãng bán là câu chuyện thương hiệu. Một câu chuyện thương hiệu tiệm cận hoàn hảo với Gen Z.   

Điều đó có nghĩa là: Thay vì rao giảng với thế giới rằng mình tốt như thế nào, câu chuyện thương hiệu, nghệ thuật thủ công hoàn mĩ đến đâu, Gucci giao thiệp với Gen Z bằng ngôn ngữ của họ, nói với họ điều họ muốn nghe, cổ vũ những ước mơ nếu đó là điều họ muốn. Họ giống như một người bạn tâm đầu ý hợp của Gen Z, thông qua thời trang.

Gucci nói ngôn ngữ của Gen Z.
Gucci nói ngôn ngữ của Gen Z.

Gucci nhận ra rằng, đối tượng khách hàng của mình sinh trưởng trong những gia đình tốt. Tuy nhiên, việc ngậm thìa vàng trong miệng cũng chính là chiếc kìm níu chân họ không được thể hiện trọn vẹn bản thân. Những cô cậu trẻ phải có nghĩa vụ tuân theo kỳ vọng của người khác, có thể là cha mẹ, bạn bè đồng nghiệp hoặc xã hội nói chung mà không thể nói lên tiếng nói của mình. Những ẩn ý về tình dục của họ cũng bị trói buộc. 

Bên cạnh đó, vấn đề công nhận cộng đồng LGBT+ dù đã thoáng hơn nhưng vẫn chưa thật sự cởi mở. Gucci lúc này, trở thành một thương hiệu tiên phong để những thượng đế của mình điên cuồng thể hiện bản thân. Họ có thể là chính họ, dù có ngang ngược, điên cuồng đến đâu cũng vẫn được tôn trọng và tỏa sáng.

3. Giữ trọn lời hứa của mình

Gen Z là một thế hệ rất quan tâm tới giá trị và lời hứa của thương hiệu. Gucci đã giữ đúng những gì mình tuyên bố. Hãng tiên phong trong việc không sử dụng lông thú, đầu tư nghiên cứu những chất liệu thay thế thân thiện hơn với môi trường. Gucci nói được làm được.

Gucci tiên phong trong việc không sử dụng lông động vật
Gucci tiên phong trong việc không sử dụng lông động vật

4. Sử dụng influencers (người có sức ảnh hưởng)

Influencers là một trong những chiến lược mà không một thương hiệu nào bỏ qua. Năm nay, Gucci tập trung đẩy mạnh sự hợp tác với Kai (EXO). Điều này giúp cho thương hiệu được nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt tại Trung Quốc và Hàn quốc.  

Hợp tác với Kai đã giúp Gucci tạo sức ảnh hưởng tại Hàn Quốc và Trung Quốc
Hợp tác với Kai đã giúp Gucci tạo sức ảnh hưởng tại Hàn Quốc và Trung Quốc

Gucci có thể trở thành một hình mẫu điển hình cho việc xây dựng thành công thương hiệu trong thời đại mới. Bởi bạn biết đấy, Gen Z bây giờ khó tính hơn xưa rất nhiều.

Gucci tung ra bộ ảnh tiệc tùng "thác loạn" để quảng bá cho bộ sưu tập Xuân hè 2022 "Chơi lớn" sử dụng hổ thật, chiến dịch quảng bá mới của Gucci bị dân tình "ném đá" dữ dội Nối tiếp Dior, Gucci là thương hiệu tiếp theo bị lên án vì phân biệt chủng tộc
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp