Chăm sóc cây cảnh vào mùa Thu: 4 lời khuyên cực kỳ hữu ích

Thùy Linh Đăng lúc: Thứ năm, 08/10/2020 10:04 (GMT +7)
Những lời khuyên cực kỳ hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc cây cảnh trong nhà của mình một cách hiệu quả khi trời đã vào Thu.
Hashtag #Cây cảnh trang trí nhà #LIFESTYLE #Sống đẹp sống nhàn

Tiết trời vào Thu với sự thay đổi nhiệt độ chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng trong nhà, nếu không cẩn thận sẽ khiến cây thiếu sức sống, héo úa và “sinh bệnh”. Vậy nên, bạn cần có những lời khuyên hữu ích để chăm sóc những chậu cây cảnh của mình được kỹ lưỡng và an toàn hơn. Và dưới đây sẽ là 4 lời khuyên 2 Đẹp! dành cho bạn:

1. Giảm số lần tưới nước

Thông thường vào mùa nắng, nước sẽ bốc hơi nhanh nhưng khi tiết trời sang Thu, nhiệt độ bắt đầu giảm xuống và nước sẽ bốc hơi chậm lại. Điều này dẫn đến nhu cầu nước tưới của cây cũng giảm theo (nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ cho cây “nhịn uống”. Nếu đất ẩm ướt lâu sẽ sản sinh ra nấm gây hại cho cây trồng, vì vậy bạn hãy giảm số lần tưới và quan sát cây cảnh. Khi lớp đất trên cùng bắt đầu khô dần thì bạn hãy tưới nước lại. Dĩ nhiên mỗi loại cây sẽ có nhu cầu nước khác nhau nhưng nhìn chung bạn hãy gia giảm việc tưới nước và theo dõi cây nhé!

Nếu đất ẩm ướt lâu sẽ sản sinh ra nấm gây hại cho cây trồng, vì vậy bạn hãy giảm số lần tưới và quan sát cây cảnh.
Nếu đất ẩm ướt lâu sẽ sản sinh ra nấm gây hại cho cây trồng, vì vậy bạn hãy giảm số lần tưới và quan sát cây cảnh.

2. Pha loãng phân bón trước khi dùng cho cây

Ông bà ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bên cạnh nước thì phân bón cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng của cây xanh. Các loại phân bón hữu cơ trên thị trường là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để cung cấp cho cây. Tuy nhiên, điều này nên chú trọng thực hiện vào mùa Xuân - Hè (thời điểm cây phát triển mạnh). Còn khi đã bước vào mùa Thu - Đông thì phân bón quá giàu dưỡng chất dễ làm cây bị cháy rễ (đặc biệt là mùa Đông). Vì vậy, vào mùa Thu, hãy pha loãng phân hữu cơ trước khi bón cho cây để đảm bảo an toàn cho chúng nhé!

Vào mùa Thu, hãy pha loãng phân hữu cơ trước khi bón cho cây cảnh.
Vào mùa Thu, hãy pha loãng phân hữu cơ trước khi bón cho cây cảnh.

3. Điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ phù hợp

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối” - sự thay đổi ngày ngắn đêm dài cộng với nhiệt độ lạnh hơn khiến chúng ta cần theo dõi phản ứng của cây cảnh trong nhà. Hầu hết thực vật đều không thích sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cũng như ánh sáng. Vậy nên hãy cân nhắc về việc di chuyển vị trí chậu cảnh để chúng có thể đón thêm tia nắng mặt trời ban ngày và tránh gió lùa về đêm.

Hãy cân nhắc về việc di chuyển vị trí chậu cảnh để có được ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
Hãy cân nhắc về việc di chuyển vị trí chậu cảnh để có được ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.

4. Chú ý vệ sinh và cắt tỉa lá cây

Trên thực tế, cây cảnh luôn cần được vệ sinh dù là ở mùa nào trong năm. Tuy nhiên khi thời tiết ẩm thấp thì việc này cần được chú trọng thường xuyên hơn nữa. Hãy kiểm tra lá cây, loại bỏ những lá khô, lá ngả màu héo úa và cắt tỉa nếu thấy cần thiết. Phần lá cây cũng là nơi bám bụi mà ít người để ý, bụi bẩn sẽ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự phát triển của cây. Dùng một miếng vải sợi mềm, hơi ẩm một chút và lau nhẹ cả hai mặt của lá cây bạn nhé!

Cắt tỉa, vệ sinh lá cây để cây trồng phát triển tốt hơn vào mùa Thu.
Cắt tỉa, vệ sinh lá cây để cây trồng phát triển tốt hơn vào mùa Thu.
6 bước trồng chậu cây cảnh mọng nước cho nhà thêm xinh Briiv, máy lọc không khí có khả năng lọc tương đương 3.043 cây cảnh Trang trí nhà bằng 3 loại cây vừa dễ trồng, vừa đa tác dụng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp