Nhân viên Chanel Hàn Quốc đình công

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Thứ hai, 25/10/2021 11:42 (GMT +7)
Nhân viên của hệ thống Chanel Hàn Quốc lại một lần nữa đình công để thể hiện sự bức xúc trước chính sách của công ty.
Hashtag #Fashion brands - Thương hiệu thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Từ năm 2017, Chanel Hàn Quốc đã không ít lần gây bức xúc vì những chính sách hà khắc với người lao động tại xứ Kim Chi.

Sang đến năm 2018, nhân viên Chanel Hàn Quốc (đa số là người bán hàng) đã đệ đơn lên Liên Đoàn Công nhân Dịch Vụ Hàn Quốc về vấn đề phân biệt giới trong môi trường làm việc. Nhân viên nữ của công ty bị trả lương ít hơn nhiều so với đồng nghiệp nam dù cùng phải làm việc nhiều giờ trong môi trường khắc nghiệp. Cụ thể, để tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, Chanel Hàn đã cung cấp cho nhân viên những bộ đồng phục. Tuy nhiên, các bộ đồ này đề cực kỳ bó và khó chịu, nếu chẳng may các cô gái có tăng size thì họ sẽ phải tự chi trả đồng phục mới.

Các nhân viên của Chanel Hàn đang đồng loạt tố cáo thương hiệu bóc lột họ nặng nề
Các nhân viên của Chanel Hàn đang đồng loạt tố cáo thương hiệu bóc lột họ nặng nề

Ngoài ra, trong suốt ca làm việc (kéo dài từ 8 đến 13 tiếng), các nhân viên nữ phải đứng hoàn toàn trên các đôi giày cao gót. Chanel Hàn còn gây bức xúc nhiều hơn khi yêu cầu nhân viên nữ không được sinh con trong 3 năm làm việc. Bằng không, họ sẽ bị đuổi việc và không nhận được bất kỳ đồng lương nào.

>>> Xem thêm:Chanel chỉ cho phép khách hàng của mình mua 1 chiếc túi một năm

Nhiều nhân viên nữ cũng tố cáo thêm lãnh đạo của Chanel Hàn Quốc thậm chí còn từng có nhiều hành động quấy rối tình dục với họ. Sau gần 1 năm im hơi lặng tiếng, những nhân viên của Chanel Hàn lại tiếp tục tổ chức các cuộc đình công, biểu tình với những biểu ngữ ở trước cửa hàng của Chanel để đòi quyền lợi. Nhiều tài khoản MXH như SNS Chanel Union, Chanel_Out, Trash Chanel cũng đã được tạo ra để tố cáo mặt tối của thương hiệu Pháp.  

Nhân viên nữ của Chanel Hàn Quốc nhận rất nhiều bất công
Nhân viên nữ của Chanel Hàn Quốc nhận rất nhiều bất công

Một số thông tin được chia sẻ thêm rằng Chanel còn cắt hoàn toàn hoa hồng của nhân viên bán hàng khi họ tư vấn online. Chanel lý giải rằng hệ thống bán online và tại cửa hàng là hoàn toàn tách biệt.

Hiện nay, vụ bê bối này đã gây nên một hình ảnh truyền thông vô cùng xấu của Chanel tại thị trường Hàn Quốc. Dù vậy, nhà mốt Pháp vẫn chưa có phản hồi. Họ đang để mọi thứ tự chìm chăng?

Trong cuộc khủng hoảng này, những đại sứ thương hiệu của hãng như Jennie và G-Dragon cũng bị gọi tên.
Trong cuộc khủng hoảng này, những đại sứ thương hiệu của hãng như Jennie và G-Dragon cũng bị gọi tên.
Chanel bị chê bán lịch có giá "trên trời" nhưng vẫn cháy hàng chỉ sau vài phút Chanel chỉ cho phép khách hàng của mình mua 1 chiếc túi một năm Chanel tái hiện sàn diễn thời trang thập niên 80 - 90: Là trân trọng giá trị lịch sử hay "nốt trầm" của thương hiệu trăm năm tuổi
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp