Chính phủ thông qua 5 trường hợp khai thác dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của công dân

Alice Pham Đăng lúc: Thứ ba, 08/03/2022 15:31 (GMT +7)
Từ nay, các dữ liệu cá nhân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ... có thể được khai thác mà không cần chủ thể đồng ý nếu thuộc 5 trường hợp dưới đây.

Ngày 7/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Theo đó, Chính phủ đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần chủ thể dữ liệu đồng ý, qua 5 trường hợp sau:

Có thể xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể
Có thể xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể

1. Việc xử lý là thiết yếu để đối phó với tình huống cấp bách đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác. Trường hợp này sẽ được Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh.

2. Trường hợp công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.

3. Việc xử lý là thiết yếu vì yêu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật khác.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của luật.

5. Dữ liệu cá nhân được khai thác bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của luật.

Trong cuộc họp, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị định cũng như chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chính phủ đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần chủ thể dữ liệu qua 5 trường hợp
Chính phủ đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần chủ thể dữ liệu qua 5 trường hợp

Dữ liệu cá nhân là gì? Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là gì?

Dữ liệu cá nhân (Thông tin cá nhân) là tất cả những dữ liệu liên quan đến nhận dạng một người. Bao gồm:

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh, có thể có bí danh.
  • Ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm mất hoặc mất tích.
  • Giới tính, Nhóm máu.
  • Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện. tử.
  • Trình độ học vấn, Dân tộc, Quốc tịch, Số điện thoại.
  • Số chứng minh nhân dân, Số CCCD, Số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội...
  • Tình trạng hôn nhân, các dữ liệu phản ánh hoạt động hoặc lịch sử hoạt động trên không gian mạng.
Căn cước công dân
Căn cước công dân

Bên cạnh đó, Dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm các dữ liệu cá nhân về:

- Quan điểm chính trị, tôn giáo, tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của chủ thể dữ liệu được thu thập, xác định trong quá trình đăng ký hoặc cung cấp dịch vụ y tế.

- Đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân, Dữ liệu cá nhân về đời sống, xu hướng tình dục, Dữ liệu cá nhân về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật.

- Tài chính - đây là thông tin được sử dụng để xác định tài khoản, thẻ, công cụ thanh toán do tổ chức tài chính cung cấp cho chủ thể dữ liệu hoặc thông tin về mối quan hệ giữa tổ chức tài chính, dữ liệu tiền gốc với chủ thể dữ liệu, bao gồm cả hồ sơ, tình trạng tài chính, mức thu nhập, lịch sử tín dụng, .

Chính phủ đồng ý từ 15/3 sẽ mở cửa hoạt động du lịch Lái xe không chính chủ sẽ không bị phạt nếu có đủ 4 loại giấy tờ này Giấy tờ cần chuẩn bị để chuyển tro cốt từ TP.HCM về các tỉnh bằng máy bay Trước 31/12/2021, 2 loại giấy tờ quan trọng người dân cần làm ngay TP.HCM: Hạn cuối sang tên chính chủ xe cũ, xe không giấy tờ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp