Chu kỳ kinh nguyệt: Những dấu hiệu phản ánh sức khỏe phụ nữ

Hạ Vũ Đăng lúc: Chủ nhật, 20/06/2021 13:37 (GMT +7)
Chu kỳ kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khỏe của bạn? Dưới đây là giải đáp của bác sĩ trước những thắc mắc của chị em.
Hashtag #Sức khỏe - Giới tính #NEWS #Nóng trên MXH

Hằng tháng, mỗi phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt của mình theo cách khác nhau. Một vài dấu hiệu bất thường có thể xảy đến và gây ra không ít nỗi lo cho chị em. FEMAIL đã có cuộc trao đổi với Dasha Fielder - bác sĩ đa khoa người Úc, đồng thời là chủ sở hữu Phòng khám y tế gia đình Sapphire ở Bondi Junction để giải đáp các thắc mắc trong những ngày “đèn đỏ”.

Chiều dài chu kỳ ở mỗi người khác nhau

Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau ở mỗi người. Fielder cho biết, một chu kỳ bình thường có thể dao động từ 26 đến 35 ngày, kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Ban đầu thường xuất hiện dịch màu nâu, có dấu hiệu chuột rút nhẹ, lượng máu nhiều hơn trong 2-3 ngày, chút ruột mạnh hơn, sau đó lượng máu ít dần đi trước khi kết thúc hoàn toàn.

Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau ở mỗi người.
Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau ở mỗi người.

Sự thay đổi nội tiết tố

Khi hành kinh, cơ thể đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là Estrogen và progesterone gây nên những triệu chứng khó chịu xuất hiện nhưng trên thực tế bản thân nó không có gì là bất thường cả. Estrogen là hormone sinh dục nữ chính chịu trách nhiệm cho sự phát triển và điều hòa của hệ thống sinh sản. Trong kỳ kinh, nó có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Progesterone là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, có thể làm bạn đầy hơi, táo bón và giữ nước. Nói chung, một vài “tác dụng phụ” không đáng lo ngại như bạn nghĩ.

Khi hành kinh, cơ thể đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là Estrogen và progesterone gây nên những triệu chứng khó chịu xuất hiện nhưng trên thực tế bản thân nó không có gì là bất thường cả.
Khi hành kinh, cơ thể đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là Estrogen và progesterone gây nên những triệu chứng khó chịu xuất hiện nhưng trên thực tế bản thân nó không có gì là bất thường cả.

Những cơn đau bất thường

Hầu hết phụ nữ sẽ đau bụng, đau lưng trước và trong kỳ kinh nguyệt, đó có thể là do sự co thắt tử cung để loại bỏ lớp màng. Tuy nhiên, nếu cơn đau bắt đầu sớm và kéo dài thì niêm mạc tử cung có thể đang phát triển sai vị trí, bạn có thể bị u xơ, hoặc bị bệnh viêm vùng chậu - một căn bệnh có thể gây đau đớn, thậm chí vô sinh. Lúc này bạn cần đi bác sĩ để được thăm khám tìm hiểu nguyên nhân.

Hầu hết phụ nữ sẽ đau bụng, đau lưng trước và trong kỳ kinh nguyệt, đó có thể là do sự co thắt tử cung để loại bỏ lớp màng.
Hầu hết phụ nữ sẽ đau bụng, đau lưng trước và trong kỳ kinh nguyệt, đó có thể là do sự co thắt tử cung để loại bỏ lớp màng.

Dấu hiệu về máu trong kỳ kinh

Máu đầu chu kỳ thường có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, cuối chu kỳ sẽ chuyển màu sẫm khi phản ứng với không khí. Một số phụ nữ có lượng kinh nguyệt ra nhiều, họ phải thay băng thường xuyên và chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày, thi thoảng xuất hiện những cục máu lớn. Lúc này, có thể bạn đang gặp vấn đề về cơ quan sinh sản, viêm nhiễm, rối loạn máu hoặc tác dụng của vòng tránh thai hay thuốc làm loãng máu. Nếu bạn bị chảy máu ngoài chu kỳ thì nên thăm khám tầm soát khối u và các vấn đề quanh tử cung.

Máu đầu chu kỳ thường có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, cuối chu kỳ sẽ chuyển màu sẫm khi phản ứng với không khí.
Máu đầu chu kỳ thường có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, cuối chu kỳ sẽ chuyển màu sẫm khi phản ứng với không khí.

Ham muốn tình dục ngày “đèn đỏ”

Trong kỳ kinh, hàm lượng testosterone tăng kích thích nhu cầu tình dục hơn ngày thường. Tuy nhiên, đây là thời điểm cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, môi trường âm đạo ẩm ướt tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn nên không phù hợp để “yêu”. Ngoài ra, bạn cũng tránh việc tắm lâu và ngâm mình lâu trong bồn nước khiến nguồn nước ô nhiễm xâm nhập vào tử cung dễ gây viêm đường sinh dục.

Trong kỳ kinh, hàm lượng testosterone tăng kích thích nhu cầu tình dục hơn ngày thường.
Trong kỳ kinh, hàm lượng testosterone tăng kích thích nhu cầu tình dục hơn ngày thường.

Bác sĩ Dasha Fielder cho biết, phụ nữ không nên căng thẳng, lo lắng quá mức trong kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng khó chịu bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, duy trì chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh, ngủ đủ giấc và giảm tiêu thụ cồn từ bia rượu.

Cô gái 25 tuổi khóc ra máu trong suốt kỳ kinh nguyệt Nghiên cứu mới: Phụ nữ kinh nguyệt không đều có tuổi thọ thấp
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp