Chuỗi Phở 24 mỗi năm bán ra 5 triệu tô

Thanh Le Đăng lúc: Thứ tư, 16/09/2020 17:38 (GMT +7)
Phở 24 là thương hiệu tiên phong, truyền cảm hứng cho những người đi sau tiếp tục xây dựng ước mơ về một nền ẩm thực mạnh, vượt ra khỏi quy mô hộ gia đình.

Khát vọng lớn và hành trình 8 năm ngắn ngủi

Lý Quý Trung khởi nghiệp Phở 24 chỉ với “vỏn vẹn” một tỷ đồng. Cái tên “Phở 24” được ra đời với nhiều ý nghĩa: 24 thứ gia vị nấu nước dùng (nước, thịt, xương ống, muối, tiêu, đường, nước mắm, hành tây, hành tím, hành lá, đinh hương, gừng, quế, thảo quả, hạt ngò, ngò gai, củ cải trắng, chanh, ớt, ngò rí, bánh phở tươi, rau, quế, giá) được chắt lọc tinh tế từ khẩu vị của 3 miền; 24 tiếng đồng hồ để có được nồi nước dùng thơm ngon; và 24/24 giờ mở cửa phục vụ với khát vọng xây dựng chuỗi "cửa hàng tiện ích phở" đầu tiên trên thế giới. 

Năm 2003 cửa hàng Phở 24 chính thức ra đời tại TP. HCM. Thương nhân Lý Quý Trung, người sáng lập thương hiệu Phở 24 đã làm được việc mà chưa ai làm trước đó, nâng phở truyền thống của Việt Nam lên tầm món ăn trong nhà hàng sang trọng, có điều hòa mát mẻ, phục vụ tận tình.

Ông Trung người khởi nghiệp Phở 24 chỉ với “vỏn vẹn” một tỷ đồng.
Ông Trung người khởi nghiệp Phở 24 chỉ với “vỏn vẹn” một tỷ đồng.
Năm 2003 cửa hàng Phở 24 chính thức ra đời tại TP. HCM.
Năm 2003 cửa hàng Phở 24 chính thức ra đời tại TP. HCM.

Từ năm 2003 đến 2011, Phở 24 đã xây dựng được hệ thống khoảng 60 cửa hàng trên khắp cả nước, sau đó nhanh chóng vươn ra nước ngoài.

Ông Trung đã không hề che giấu tham vọng khi tâm sự ông muốn “trở thành người đầu tiên phát triển trên mạng lưới toàn cầu cho chuỗi cửa hàng phở”. Song, mọi chuyện không đơn giản như thế, nhất là với một món ăn truyền thống đòi hỏi sự cầu kỳ, kỹ lưỡng của người đứng bếp. Chưa kể, các món ăn dạng sợi có nước của Việt Nam chưa bao giờ có thể sản xuất theo lối công nghiệp.

Cuối cùng, sau 8 năm phát triển nóng cùng với thời gian duy trì chật vật kéo dài, Lý Quý Trung đã bán thương hiệu Phở 24 cho Viet Thai International, thuộc tập đoàn Jollibee đến từ Phillipines, với mức giá 20 triệu USD chấm dứt ước mơ đưa thương hiệu phở Việt lên tầm quốc tế. Đó là một ngày có con số rất đẹp: Ngày 11/11/2011.

Tiếng vang của một thất bại

Phở 24 thất bại trong việc xây dựng một thương hiệu chiếm lĩnh thị trường Việt và chinh phục thế giới. Nhưng đã gần 10 năm trôi qua, cái tên Phở 24 vẫn nguyên vẹn trong ký ức của người Hà Nội hay Sài Gòn. Đơn giản là vì, đó là thương hiệu tiên phong, truyền cảm hứng cho những người đi sau tiếp tục xây dựng ước mơ về một nền ẩm thực mạnh, vượt ra khỏi quy mô hộ gia đình.

Nói về việc bán "đứa con tinh thần" của mình, ông Lý Quý Trung lý giải trong cuốn tự truyện rằng, tài chính là vấn đề lớn nhất khiến ông quyết định bán Phở 24 sau 11 tháng đàm phán và cân nhắc. Theo ông, để nâng cấp hệ thống cửa hàng, đẩy mạnh quảng bá cũng như đầu tư vào nhiều dự án tại thị trường quốc tế, công ty cần rất nhiều tiền.

Trung bình mỗi năm chuỗi Phở 24 bán ra 5 triệu tô phở.
Trung bình mỗi năm chuỗi Phở 24 bán ra 5 triệu tô phở.

Sau khi rơi vào tay người Philippines, Phở 24 mở rộng thị trường ra các nước Philppines và Indonesia. Theo báo cáo của Viet Thai International, mỗi năm chuỗi Phở 24 bán ra 5 triệu tô phở và phấn đấu đạt 1.000 cửa hàng trong tương lai.

Tuy vậy, tại Việt Nam, Phở 24 chỉ còn ở TP.HCM cùng một số thành phố như Đà Nẵng, Cần Thơ và hoàn toàn biến mất khỏi Hà Nội, nơi mà người dân sành ăn xem phở như một tín ngưỡng ẩm thực thay vì chỉ là món ăn thông thường.

Thế nhưng, việc người Hà Nội có thích hương vị của Phở 24 hay không không quan trọng bằng việc nó đã tạo ra một tiếng vang có dư âm kéo dài cả thập kỷ qua, ngay cả khi nó đã thất bại.

 

Đồ lót định hình vóc dáng cho bà bầu của Kim Kardashian gây tranh cãi Chủ quán bánh mướt cầm đầu đường dây đánh bạc bình thản khi bị bắt Mua sắm trong không gian nghệ thuật, tìm hiểu về Concept Store thế giới và Việt Nam
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp