Mua sắm trong không gian nghệ thuật, tìm hiểu về Concept Store thế giới và Việt Nam

CP Đăng lúc: Thứ ba, 15/09/2020 14:20 (GMT +7)
Khách hàng không chỉ bước vào mua sản phẩm rồi rời đi ngay mà dành nhiều hơn thời gian để tìm kiếm cảm hứng từ một xu hướng mới hay lối sống. Họ mua cả phong cá
Hashtag #Phong cách sống #NEWS #Nóng trên MXH

Từ hai thập kỷ gần đây, concept store nở rộ khắp năm châu. Không đơn thuần thuộc một dạng cửa hàng bán lẻ, concept store là một địa điểm thời thượng, đưa khách hàng khám phá những phong cách sống và trào lưu nghệ thuật. Hãy cùng iDesign khám phá về lịch sử phát triển của concept store, cùng với đó là sự vươn lên của các concept store tại Việt Nam nhé.

Concept store – phiên bản nâng cấp của cửa hàng truyền thống?

Những sản phẩm bán tại concept store vốn khó tìm thấy trên thị trường đại trà, mang xu hướng mới nhất, đa dạng về thể loại, nhãn hiệu nhưng hài hoà với nhau và phù hợp với phong cách của cả cửa hàng. Chúng được quy tụ và trưng bày trong một không gian có tính thẩm mỹ cao như những tác phẩm nghệ thuật.

Khác với cửa hàng thông thường, concept store mang đến trải nghiệm về tinh thần. Khách hàng không chỉ bước vào mua sản phẩm rồi rời đi ngay mà dành nhiều hơn thời gian để tìm kiếm cảm hứng từ một xu hướng mới hay lối sống. Họ mua cả phong cách sống và gu thẩm mỹ sau khi đắm chìm trong một thế giới hoà trộn giữa thời trang, nghệ thuật, thiết kế, và có thể cả ẩm thực, mùi hương, âm nhạc.

Mua sắm trong không gian nghệ thuật, tìm hiểu về Concept Store thế giới và Việt Nam - Ảnh 1
Mua sắm trong không gian nghệ thuật, tìm hiểu về Concept Store thế giới và Việt Nam - Ảnh 1

 Không gian trong một concept store về thời trang namNhiều concept store có khu phục vụ đồ ăn, thức uống và tổ chức những hoạt động bên lề như buổi giới thiệu sản phẩm, workshop, hoà nhạc, … nhằm thúc đẩy khách hàng lưu lại lâu hơn, thư giãn, học hỏi và kết nối với người bán hoặc nhà thiết kế sản phẩm.

Khi người tiêu dùng đã thấy quá quen thuộc với những chuỗi cửa hàng bán lẻ “ở đâu trông cũng giống nhau”, họ tìm đến concept store để có những trải nghiệm thú vị trong một không gian phù hợp với niềm yêu thích của mình.

Đôi nét về lịch sử phát triển của concept store

Nhà thiết kế người Anh Mary Quant, mẹ đẻ của món đồ thời trang chân váy ngắn, là chủ nhân nơi có thể được coi là concept store đầu tiên trên thế giới. Năm 1955, bà mở một cửa hàng thời trang tên Bazaar tại King’s Road, về sau trở thành một điểm hẹn mang phong cách bohemian của âm nhạc, thiết kế và nghệ thuật.

Mary Quant đứng trước cửa hàng của mình vào năm 1960
Mary Quant đứng trước cửa hàng của mình vào năm 1960

Tại Paris, năm 1980, cặp đôi Martine và Armand Hadida sáng lập Leclaireur, cửa hàng nằm ẩn mình sau cánh cửa đóng kín trên phố Héraud. Bên trong là một không gian tổng hoà của thời trang, đồ hoạ, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc. Tất cả nằm trong một hệ sinh thái, cùng phát triển và biến đổi liên tục. Mục đích của những người mở Leclaireur là tạo nên một thế đối lập với những cửa hàng hoành tráng của các nhãn hiệu và tập đoàn lớn. Leclaireur chính là nơi đầu tiên giới thiệu sản phẩm của rất nhiều nghệ sĩ như Arne Quinze, Paul Evans, Borek Sipek, Pierre Bonnefille và thương hiệu (Comme des Garçons, Yamamoto, …).

Leclaireur, concept store đầu tiên của Pháp.
Leclaireur, concept store đầu tiên của Pháp.

Khái niệm “concept store” xuất hiện năm 1991. Nhà xã hội học người Ý Francesco Morace nhận thấy cửa hàng 10 Corso Como ra đời cùng năm là một hình thức mới trong bán lẻ nên đã tạo ra một cụm từ để mô tả nó. Carla Sozzani, cựu biên tập viên thời trang của Vogue và Elle Italy, xây dựng không gian tên 10 Corso Como tại Milan với ý tưởng ban đầu là một hiệu sách kiêm nơi tổ chức triển lãm. Sau đó, bà dần dần bổ sung những hình thái nghệ thuật khác như nhiếp ảnh, nội thất, thời trang. Ngoài nơi trưng bày và bán sách, quần áo, đồ lưu niệm, còn có cả quán café, nhà hàng và một khách sạn nhỏ dành cho những khách muốn ở lại để xem triển lãm nhiều ngày. Hiện nay, 10 Corso Como trở thành một địa điểm văn hoá tiêu biểu của Milan và mở rộng đến những thành phố khác trên thế giới (Seoul, Thượng Hải, Bắc Kinh, New York).

Quán café của 10 Corso Como
Quán café của 10 Corso Como

 

Quay trở lại Paris, năm 1997 là thời điểm concept store huyền thoại Colette ra đời. Cửa hàng giới thiệu những món đồ “hiếm có khó tìm”, từ thời trang, nước hoa, đĩa nhạc, tạp chí, mỹ phẩm, đến nội thất và đồ công nghệ cao, do chính nhà sáng lập Colette Rousseaux và con gái Sarah Andelman tuyển lựa cẩn thận. Để thu hút khách hàng trở lại thường xuyên, họ thay phần trưng bày trên cửa kính hàng tuần, tổ chức tiệc giới thiệu sản phẩm, workshop và triển lãm. Colette đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ chuẩn mực của giới thời trang và thiết kế, đồng thời là cẩm nang của những xu hướng mới nhất cho dân sành điệu Paris.

 Các sản phẩm bày bán trong Colette
 Các sản phẩm bày bán trong Colette

Những cửa hàng nổi tiếng trên là nguồn cảm hứng lớn cho các concept store ra đời sau này. Mỗi địa chỉ lại mang một dấu ấn và thẩm mỹ riêng của những người sáng lập.

Khi concept store đến Việt Nam

Dù đã phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam, concept store vẫn là một khái niệm khá mới mẻ. Có lẽ người tiêu dùng Việt Nam vẫn hứng thú hơn cả với những chuỗi cửa hàng to lớn, hoành tráng của các thương hiệu quốc tế, chứ chưa quan tâm lắm đến các không gian nghệ thuật có phong cách riêng, và sản phẩm đến từ các nhà thiết kế độc lập.

L’Usine có lẽ là thương hiệu tiên phong, nay đã trở thành một chuỗi cửa hàng có tiếng tăm, luôn xuất hiện trong danh sách những địa điểm phong cách nhất của Sài Gòn. Trong một không gian rất rộng trong căn chung cư cũ được cải tạo lại công phu, L’Usine bán đồ của nhà thiết kế Việt Nam và nước ngoài, có cả nhà hàng, quán café.

L’Usine, concept store tiêu biểu của Sài Gòn
L’Usine, concept store tiêu biểu của Sài Gòn

Mô hình concept coffee shop này rất phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam nên sau đó đã có thêm một số địa chỉ tương tự. Kokois là showroom bán đồ gia dụng, đồ trang trí hand-made và quầy bar. Gardenia có không gian sân vườn, thường tổ chức hội chợ đồ thủ công mỹ nghệ, cũng như một số sự kiện hội thảo. Những địa chỉ này dành cho những người yêu thích phong cách boho với những trang trí thô mộc, gần gũi với thiên nhiên.

Mua sắm trong không gian nghệ thuật, tìm hiểu về Concept Store thế giới và Việt Nam - Ảnh 7

Còn nếu muốn khám phá về một nét văn hoá riêng biệt, ví dụ như thế giới của người yêu rap, hiphop, nhạc underground? Vietgangz Brotherhood là một khu tổ hợp khá ấn tượng với showroom moto phân khối lớn, barber shop phong cách Chicano, tiệm xăm mình và nơi bán các phụ kiện thời trang đường phố.

Ngược lại, nếu bạn yêu thích phong cách tối giản, nhẹ nhàng thì hãy đến với không gian Vui Studio tại Hà Nội để “chill”. Vui bán café, những món đồ thiên nhiên như tinh dầu và thường xuyên tổ chức các workshop, buổi chiếu phim với mong muốn xây dựng một cộng đồng quan tâm đến sáng tạo độc lập tại Hà Nội.

Mua sắm trong không gian nghệ thuật, tìm hiểu về Concept Store thế giới và Việt Nam - Ảnh 8

Những người làm sáng tạo tại Sài Gòn cũng có một địa chỉ là Label Concept Store. Ý tưởng ban đầu là một không gian co-working space, sau đó đã trở thành nơi giới thiệu sản phẩm của các designer Việt Nam. Định hướng của Label là đi theo hướng của concept store Story tại New York, với những dự án hợp tác cùng các cá nhân hay thương hiệu để tạo nên sản phẩm độc quyền.

Label Concept Store
Label Concept Store

Gần đây, có một concept store khá chuẩn mực ra đời tại Sài Gòn: There VND Then. Trong một toà nhà thiết kế hiện đại, những đồ thời trang streetwear của các thương hiệu quốc tế được trưng bày bắt mắt. Ngoài ra, còn có cả một barber shop và gian bán đồ tráng miệng. There VND Then muốn được định hình như một không gian sáng tạo, nơi những người chung sở thích gặp gỡ và giao lưu. Theo dự tính của các người sáng lập là một nhóm Việt Kiều, concept store sẽ phát triển thêm mảng bán đồ nhà cửa, công nghệ, nghệ thuật và các ấn phẩm.

There VND Then
There VND Then

 Cùng những chuyển động mạnh mẽ về kinh tế, đời sống, hình thức concept store tại Việt Nam sẽ còn có tiềm năng phát triển và sẽ trở thành “lời phát ngôn” của giới sáng tạo.

Dạo một vòng xem các concept store tiêu biểu trên thế giới: 

Story (New York): Hàng tháng cửa hàng thay sản phẩm và cách bài trí để mang đến một “câu chuyện” mới cho khách hàng. 
Story (New York): Hàng tháng cửa hàng thay sản phẩm và cách bài trí để mang đến một “câu chuyện” mới cho khách hàng. 
Merci (Paris): Sau khi Colette đóng cửa vào năm 2017, Merci trở thành đại sứ cho gu thẩm mỹ Paris thời thượng. 
Merci (Paris): Sau khi Colette đóng cửa vào năm 2017, Merci trở thành đại sứ cho gu thẩm mỹ Paris thời thượng. 
Song (Vienna): Nơi làn sóng avant-garde (tiên phong) của thời trang, nghệ thuật, đồ hoạ gặp gỡ với thế giới sang trọng cổ điển của thủ đô nước Áo.
Song (Vienna): Nơi làn sóng avant-garde (tiên phong) của thời trang, nghệ thuật, đồ hoạ gặp gỡ với thế giới sang trọng cổ điển của thủ đô nước Áo.
LN-CC (London): Không gian hoành tráng kết hợp giữa một phi thuyền và ngôi nhà trên cây.
LN-CC (London): Không gian hoành tráng kết hợp giữa một phi thuyền và ngôi nhà trên cây.
Hay House (Copenhagen): Căn hộ lớn bán đồ nội thất thanh lịch, thể hiện tinh hoa phong cách Bắc Âu.
Hay House (Copenhagen): Căn hộ lớn bán đồ nội thất thanh lịch, thể hiện tinh hoa phong cách Bắc Âu.
Object of Desire Store – ODS (Bangkok): Nơi giới thiệu sản phẩm của những nhà thiết kế tài năng người Thái.
Object of Desire Store – ODS (Bangkok): Nơi giới thiệu sản phẩm của những nhà thiết kế tài năng người Thái.
The Pool Aoyama (Tokyo): Không gian đặc sắc xây dựng trong khu bể bơi cũ của một toà chung cư.
The Pool Aoyama (Tokyo): Không gian đặc sắc xây dựng trong khu bể bơi cũ của một toà chung cư.
Rare Market (Seoul): Rất nổi tiếng trong giới thời trang Hàn Quốc. Người đồng sáng lập là Kwon Dami, chị gái G-Dragon.
Rare Market (Seoul): Rất nổi tiếng trong giới thời trang Hàn Quốc. Người đồng sáng lập là Kwon Dami, chị gái G-Dragon.

Thực hiện bởi: 19August/ iDesign

Nữ diễn viên Oh In Hye qua đời
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp