Kể chuyện "mốt" và thời trang miền Bắc thời bao cấp

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Thứ sáu, 29/01/2021 14:17 (GMT +7)
Thời bao cấp là tên gọi để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp. Trang phục thời kì này có đặc điểm gì?
Hashtag #Áo dài #Lịch sử thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Trước khi Việt Nam mở cửa, xóa bỏ chế độ bao cấp thì thời trang là khái niệm gì đó rất xa lạ. Nếu như giai đoạn thập niên 60 đến 80 là thời kỳ thời trang có nhiều bước đột phá thì tại Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc, ăn diện là thứ hầu như không tồn tại. 

Thập niên 60, mọi người đều mặc như nhau. chủ yếu là sơ mi cổ bẻ cánh sen và quần ống rộng. Dép thì đi dép lốp, dép lào, guốc. 

Thời trang là thứ gần như không tồn tại trong tập niên 60 ở miền Bắc Việt Nam
Thời trang là thứ gần như không tồn tại trong tập niên 60 ở miền Bắc Việt Nam

Tuy nhiên vẫn có một số cậu ấm cô chiêu đi ngược lại số đông. Họ yêu thích diện quần ống tuýp - kiểu quần chật đến mức khó thở, không nhờ ai kéo thì khó lòng mặc được. Mấy anh "bad boy" thì để thêm kiểu đầu đít vít - tóc dài, chải keo sáp bóng loàng, vuốt về phía sau. Cưỡi thêm con xe Pha-vo-rít (Favourite) nữa thôi là ra đường các cô đều "đổ".

Fashionista những năm 60
Fashionista những năm 60

Sau giải phóng, giới trẻ trở nên ưa chuộng kiểu thời trang hippie. Áo vải thô bó chẽn, quần ống loe rộng tóc để dài đúng chuẩn "dân chơi" thời bấy giờ. Những thanh niên "bắt trend" hơn thì bắt đầu mặc thêm quần áo có họa tiết hoa hoặc mắt cáo, kẻ, chấm bi. Tuy nhiên, kiểu style này không mấy được lòng xã hội, bị xếp vào văn hóa lai căng. Chẳng hiếm anh thanh niên diện đồ mốt lắm, dắt bạn gái lên bờ hồ ăn Bờ Hồ ăn kem Tràng Tiền lập tức bị đội cờ đỏ tuýt còi cắt luôn quần. Tiêu chuẩn đánh giá dân chơi thời kỳ này phức tạp hơn rất nhiều: 

"Một yêu anh có Pơ giô

Hai yêu anh có Seiko đàng hoàng

Ba yêu anh có bộ đồ sang

Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô…"

Xe đạp Pơ giô...
Xe đạp Pơ giô...
Đồng hồ Poljot...
Đồng hồ Poljot...
Đồng hồ Seiko là những món đồ hiệu thời kỳ trước
Đồng hồ Seiko là những món đồ hiệu thời kỳ trước

Đến những năm 70 và 80 thì thuật ngữ "con buôn" xuất hiện. Dù bị xã hội kỳ thị nhưng đây là nghề làm giàu nhanh chóng. Mặc kệ thiên hạ, các "con buôn" vẫn tiếp tục hốt bạc và bận những trang phục mốt nhất bây giờ. Họ cũng là người tạo nên những xu hướng thời trang

Thời này ưa chuộng những món đồ được may từ vải Pho Canada, mùa đông thì lạnh run người, mùa hè thì nóng chảy mỡ. Chê bai là thế nhưng vải pho Canada vẫn là niềm ước ao của nhiều người, khá lắm mới có tiền mua.

Thời trang giày dép lúc này đa dạng hơn khi có thêm sự xuất hiện của dép đúc, dép nhựa trong. Người sành điệu dưới huyện thì chọn dép đúc còn dân Hà Nội là phải chơi dép nhựa Tiền Phong. 

Phụ nữ lúc này ăn mặc thoải mái rất nhiều nhưng vẫn chưa có sự đột phá. Ai có cơ hội tiếp xúc với phương Tây nhiều lắm thì ăn mặc thoáng hơn khi diện những chiếc váy ngắn. 

Những người tiếp xúc với văn hóa phương Tây sẽ có lối ăn mặc khác biệt hơn hẳn. Bên phải là Trần Kim Loan sống tại Láng Hạ mặc theo kiểu Mỹ. Bà kết hợp váy ngắn với giày cao gót, đi tất cổ ngắn. Ở trên kết hợp với chuỗi ngọc trai.
Những người tiếp xúc với văn hóa phương Tây sẽ có lối ăn mặc khác biệt hơn hẳn. Bên phải là Trần Kim Loan sống tại Láng Hạ mặc theo kiểu Mỹ. Bà kết hợp váy ngắn với giày cao gót, đi tất cổ ngắn. Ở trên kết hợp với chuỗi ngọc trai.

Đến những năm 80 đầu năm 90, fashionista/fashionista được hiểu là những người mặc áo lông đức, áo bay Nga, quần bò cưỡi thêm con Honda Super Cub đi vè vè trong phố. Thời này để mua một cái quần bò có khi người ta phải bỏ ra đến cả hai cây vàng.  

Trai hư thập niên 90
Trai hư thập niên 90

Dù thời kỳ bao cấp đã lùi về dĩ vãng nhưng những ký ức về một thời xa vắng vẫn còn đọng lại trong nhiều người và trở thành một câu chuyện vui để ôn lại khi Tết đến xuân về. 

Tản mạn về tà áo dài Hà Nội trước năm 1954 Thời trang vintage và phong cách retro: Đâu là sự khác biệt?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp