Demi-couture - xoá nhoà ranh giới giữa thời trang may sẵn và thời trang cao cấp

Lu Ân Đăng lúc: Thứ ba, 02/03/2021 12:23 (GMT +7)
Demi-couture là gì khi trông tinh xảo, cao cấp hơn dòng ready-to-wear nhưng lại không được công nhận là haute couture?
Hashtag #Từ điển thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Liên quan đến tranh cãi Dương Mịch và Triệu Lệ Dĩnh có thực sự mặc haute-couture tại Đêm hội Weibo 2021, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm: Haute couture, Demi-couture và Ready-to-wear. 

Trước sự xuất hiện của thuật ngữ demi-couture, thời trang thế giới có sự phân biệt ranh giới rõ ràng giữa hai dòng sản phẩm: ready-to-wearhaute couture.

Nếu như ready-to-wear là sản phẩm may sẵn với thiết kế mang tính ứng dụng cao, thì haute couture lại đòi hỏi sự chế tác tinh xảo, tỉ mỉ và kỹ thuật cắt may chuyên nghiệp như những tác phẩm thuần nghệ thuật đem đi trưng bày.

Tồn tại đã hơn 1 thập kỉ, demi-couture ra đời như một luồng gió mới xoá nhoà ranh giới giữa ready-to-wear và haute couture khi những thiết kế được gọi là demi-couture có sự đầu tư tiệm cận với haute-couture nhưng giá thành và tính ứng dụng lại thoải mái như những thiết kế may sẵn.

Demi-couture là gì?

Nhu cầu về những sản phẩm thời trang với thiết kế mới lạ, cao cấp ngày càng lớn. Các BST thời trang xuất hiện với mật độ dày đặc trong một năm là bằng chứng rõ nét cho những đòi hỏi của mọi người về sự đa dạng về thời trang. Chính vì điều đó, dòng sản phẩm thời trang may sẵn cao cấp (demi-couture) ra đời để thoả mãn khao khát của người yêu thời trang. Về bản chất, chúng vẫn là những sản phẩm may sẵn như dòng ready-to-wear nhưng được thực hiện với kỹ thuật tinh xảo không thua kém gì haute couture.

Những sản phẩm này thường xuất hiện trong các BST của các thương hiệu nổi tiếng, là thiết kế tiêu biểu dùng để gây ấn tượng khi sở hữu chế tác tinh xảo như haute couture. 
Những sản phẩm này thường xuất hiện trong các BST của các thương hiệu nổi tiếng, là thiết kế tiêu biểu dùng để gây ấn tượng khi sở hữu chế tác tinh xảo như haute couture. 
Từ 'demi' trong tiếng Pháp có nghĩa là một nửa, như vậy demi-couture có thể hiểu là một nửa của haute-couture.
Từ 'demi' trong tiếng Pháp có nghĩa là một nửa, như vậy demi-couture có thể hiểu là một nửa của haute-couture.

Vì sao demi-couture không được xem như một sản phẩm haute-couture?

Dù những thiết kế demi-couture được hoàn thiện rất tốt nhưng vẫn không được xem là một thiết kế haute couture (thời trang cao cấp). Bởi lẽ, vấn đề không chỉ là sự đầu tư tỉ mỉ. Muốn được thừa nhận là haute couture, thiết kế đó phải thoả mãn một số điều kiện nhất định. Một thương hiệu không thể gọi những thiết kế của mình là haute couture khi không phải là thành viên của Nghiệp đoàn may đo cao cấp (Chambre Syndicate de le Haute Couture). Khi đã là một phần của hiệp hội, bạn còn phải tuân theo hàng trăm nguyên tắc để có thể ra mắt một BST dưới danh nghĩa haute couture.

Guo Pei được xác nhận là thành viên khách mời của Nghiệp đoàn may đo Paris và tham gia trình diễn tại Paris Couture Week mỗi mùa
Guo Pei được xác nhận là thành viên khách mời của Nghiệp đoàn may đo Paris và tham gia trình diễn tại Paris Couture Week mỗi mùa

Mỗi BST haute couture phải có ít nhất 25 thiết kế bao gồm trang phục ban ngày và dạ hội, có một xưởng may ở Paris và tối thiểu 20 nghệ nhân may toàn thời gian làm việc tại xưởng. Có nhiều thông tin cho rằng mỗi thiết kế phải từ vài trăm giờ hoàn thiện trở lên và tất cả đều được may thủ công bằng tay.

Dior Haute Couture Xuân-Hè 2015
Dior Haute Couture Xuân-Hè 2015

Tuy không được công nhận là những thiết kế haute couture, song demi-couture vẫn được nhiều nhà mốt ưa chuộng vì đem đến những thiết kế tinh xảo, đẳng cấp và thay đổi cái nhìn của giới mộ điệu về dòng thời trang may sẵn. Hơn nữa những thiết kế này cũng không cần phải tuân theo quá nhiều qui tắc rườm rà của một thiết kế haute couture. Không cần nhà máy tại Paris, số lượng thiết kế không bị trói buộc sẽ giúp các NTK tự do trong việc sáng tạo và tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Một số thương hiệu cao cấp "ưa chuộng" xu hướng demi-couture 

Những thiết kế demi-couture đầu tiên được cho là thuộc về thương hiệu Madeleine Vionnet. Những bộ trang phục đầy mê hoặc được hoàn thiện với tay nghề đỉnh cao của nhà thiết kế Goga Ashkenazi đã đem đến một luồng gió mới cho dòng thời trang ready-to-wear. Trước đây nhiều người vẫn thường gọi những thiết kế này là ready-to-couture khi có vẻ ngoài lộng lẫy, đẳng cấp nhưng giá thành thì lại thấp hơn nhiều so với những sản phẩm haute couture vì chúng là "hàng may sẵn".

Madeleine Vionnet được xem là thương hiệu đầu tiên có tên gọi chính thức cho những thiết kế ready-to-couture của mình từ năm 1976.
Madeleine Vionnet được xem là thương hiệu đầu tiên có tên gọi chính thức cho những thiết kế ready-to-couture của mình từ năm 1976.
Dù sau đó Madeleine Vionnet đã dừng trình diễn tại Paris Fashion Week nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng, trở thành nhãn hiệu nhà may tư nhân cao cấp.
Dù sau đó Madeleine Vionnet đã dừng trình diễn tại Paris Fashion Week nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng, trở thành nhãn hiệu nhà may tư nhân cao cấp.

Alexander McQueen giai đoạn 1969-2010 đã làm demi-couture trong suốt sự nghiệp của mình. Những di sản mà ông để lại cho thương hiệu đã được kế thừa và phát huy bởi Sarah Burton, nâng tầm trang phục may sẵn lên một tầm cao mới.

Những thiết kế thuộc dòng sản phẩm ready-to-wear của Alexander McQueen lại trở nên đẳng cấp không thua kém một thiết kế haute couture nào.
Những thiết kế thuộc dòng sản phẩm ready-to-wear của Alexander McQueen lại trở nên đẳng cấp không thua kém một thiết kế haute couture nào.
Sản phẩm ready-to-wear Thu 2019 của Tomo Koizumi với thiết kế sặc sỡ, chất liệu cao cấp và gây được ấn tượng với khả năng hoàn thiện cao dù chỉ là trang phục may sẵn.
Sản phẩm ready-to-wear Thu 2019 của Tomo Koizumi với thiết kế sặc sỡ, chất liệu cao cấp và gây được ấn tượng với khả năng hoàn thiện cao dù chỉ là trang phục may sẵn.

Một điều thú vị ở những sản phẩm demi-couture chính là khách hàng có thể thương lượng với nhà mốt để chỉnh sửa những thiết kế theo ý mình, điều không bao giờ có được khi bạn sở hữu một thiết kế haute couture giá trị hàng trăm nghìn đô la.

Lady Gaga trong thiết kế của Celine ready-to-wear trong lễ trao giải Grammy đã được chỉnh sửa cho phù hợp.
Lady Gaga trong thiết kế của Celine ready-to-wear trong lễ trao giải Grammy đã được chỉnh sửa cho phù hợp.

Như vậy, có thể tạm thời kết luận cả Dương Mịch lẫn Triệu Lệ Dĩnh đều không thực sự mặc Haute-couture tại Đêm hội Weibo 2021. Những thiết kế này, có lẽ chỉ nên được nhìn nhận là Demi-Coutore mà thôi.

Chuẩn mực của thời trang: Haute Couture Iris Van Herpen và sự biến đổi Haute Couture truyền thống trở nên hiện đại Stylist Triệu Lệ Dĩnh tố Dương Mịch mặc đồ Haute Couture lỗi mốt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp