Đến Thái Bình tham Chùa Keo được ví như "bảo vật vô giá"

Thu Trần Đăng lúc: Thứ sáu, 02/10/2020 17:25 (GMT +7)
Chùa Keo Thái Bình được xem là "bảo vật vô giá", ngôi chùa được làm bằng gỗ lim và đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc tinh xảo.
Hashtag #Du lịch Việt Nam #LIFESTYLE #Du lịch và khám phá

Về Thái Bình thăm ngôi chùa một năm có đến 2 mùa lễ hội

Thái Bình vốn không phải là vùng đất có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, dù vậy, nếu nói đến địa danh nổi bật, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chùa Keo. Chùa Keo còn có tên là Thần Quang Tự, vốn được xây dựng từ năm 1061 nhưng do từng bị thiên tai hủy hoại nên sau đó được người dân xây dựng lại.

Sau khi xây lại, hiện có đến 2 ngôi chùa Keo là chùa Keo Dưới hay còn gọi là Keo Hành Thiện ở Xuân Trường, Nam Định và chùa Keo Trên (chùa Keo Thượng) ở làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình. Nhưng được biết đến nhiều hơn vẫn là chùa Keo Trên ở Thái Bình. 

Ảnh: sieuquaytb_92
Ảnh: sieuquaytb_92

Ngôi chùa này được hoàn thiện từ năm 1632, đến nay đã gần 400 tuổi. Mỗi năm chùa Keo có đến hai mùa lễ hội diễn ra vào mùng 4 tháng Giêng và từ ngày 10 đến 15 tháng 9 âm lịch, nhưng chính hội diễn ra từ 13 đến 15/9. Trong đó lễ hội mùa Thu diễn ra vào tháng 9 để tưởng nhớ Thiền sư Dương Không Lộ thu hút rất nhiều người.

Ảnh: long_nhan_4820
Ảnh: long_nhan_4820

Một trong những hoạt động chính của lễ hội vào tháng 9 âm lịch chính là khai chỉ mở cửa đền Thánh, tế lễ Phật thánh trong nội tự chùa, rước kiệu Đức thánh… Trong đó nghi lễ rước kiệu Đức thánh được xem là nghi thức lớn, 3 năm mới diễn ra một lần. Tại lễ hội này bạn sẽ được chứng kiến lễ rước kiệu long trọng cũng như tham gia nhiều trò chơi dân gian. Từ năm 2017 Lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Những điều đặc biệt của Chùa Keo

Khuôn viên chùa Keo rộng khoảng 58.000m2, lúc đầu có 21 công trình với 157 gian nhưng hiện nay chỉ còn 17 công trình với 128 gian. Một điều đặc biệt nữa của ngôi chùa này chính là toàn bộ chùa được làm bằng gỗ lim, với kĩ thuật xây dựng cổ xưa: dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Được biết để xây dựng chùa Keo cần đến 19 năm để chuẩn bị gỗ. Trải qua đến 400 năm nhưng kết cấu của ngôi chùa vẫn còn rất chắc chắn. 

Kiến trúc đầu rồng độc đáo
Kiến trúc đầu rồng độc đáo
Vì kèo được chạm trổ tinh xảo
Vì kèo được chạm trổ tinh xảo

Chùa Keo còn gây ấn tượng với những người yêu kiến trúc bởi cột kèo đều được điêu khắc tinh xảo với họa tiết rồng, phượng cá... Một trong những điểm nhấn của chùa là ngôi gác chuông 3 tầng cao hơn 11 mét. Được biết khung gác chuông được kết cấu bởi gần 100 con sơn chồng lên nhau. Vào năm 2012 Chùa Keo Thái Bình được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. 

Gác chuông là công trình độc đáo của Chùa Keo
Gác chuông là công trình độc đáo của Chùa Keo
Toàn bộ phần mái đều được lợp với hình vải rồng mềm mại
Toàn bộ phần mái đều được lợp với hình vải rồng mềm mại
Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ lim
Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ lim
Bộ cửa chạm rồng tại quan nội
Bộ cửa chạm rồng tại quan nội

 

5 món ăn đậm đà bản sắc nhất định phải thử khi đến miền Tây Nam Bộ Du lịch Phú Quốc 4 trải nghiệm thú vị để gặp mưa cũng không buồn Một ngày đi trốn nhẹ nhàng nhưng thi vị ở Mai Châu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp