Sau 1 tuần giảm giá liên tiếp, sáng nay 18.3 giá vàng trong nước đã được các doanh nghiệp kinh doanh điều chỉnh tăng giá trở lại.
Cụ thể là:
Giá vàng SJC ở cả 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đều điều chỉnh tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, niêm yết giá vàng ở mức 67.70 triệu đồng/lượng và tăng 500.000 đồng'lượng ở chiều bán ra đưa giá vàng hôm nay lên mức 68.70 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay tại DOJI chi nhánh Hà Nội tăng 1,2 triệu đồng ở chiều mua vào, đưa giá vàng lên mức 67.20 triệu đồng/lượng, và tăng 700.000đ ở chiều bán ra, niêm yết giá vàng tại mốc 68.70 triệu đồng/lượng. Trong khi giá vàng tại DOJI chi nhánh Hồ Chí Minh tăng 1 triệu đồng/lượng chiều mua vào, lên mức 67 triệu đồng/lượng và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, niêm yết giá vàng tại mốc 68.60 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng hôm nay tại PNJ khu vực Hà Nội và TP.HCM điều chỉnh tăng 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều, niêm yết giá vàng ở ngưỡng 55.20 triệu đồng/lượng mua vào và 56.30 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại tăng 150.000 đồng mỗi lượng và đang được giao dịch quanh mốc 55.05 triệu đồng/lượng mua vào, 56.05 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng Phú Quý SJC tăng 700.000 đồng ở chiều mua và 750.000 đồng ở chiều bán lên lần lượt là 67.50 triệu đồng/ lượng và 68.75 triệu đồng/ lượng.
Như vậy, sau 1 tuần giảm giá liên tiếp, sáng nay, giá vàng trong nước đã bật tăng trở lại, đánh dấu một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý.
Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế lúc 6h30 sáng 18.3 theo giờ Việt Nam niêm yết trên sàn Kitco ở ngưỡng 1.941,5 USD/ounce, tăng 28,5 USD so với phiên giao dịch trước. Tuy nhiên, giá vàng giao ngay thế giới đêm qua có lúc xuống dưới 1.900 USD/ounce nhưng sau đó lại bật tăng hàng chục USD/ounce.
Sau một thời gian dài khiến thị trường chao đảo bởi các kế hoạch tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất trần của Mỹ lên 0,25% sau cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).
Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2018. Hiện tại, lãi suất của Fed nằm trong khoảng 0,25% đến 0,5%. Tuyên bố của FOMC cũng đề cập khả năng sẽ có tới 7 đợt tăng lãi suất trong năm nay và cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm cho tình trạng lạm phát thêm nóng gây tác động lớn đến giá vàng thế giới.
Trong bối cảnh, chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày càng rối loạn khiến giá cả các loại mặt hàng hóa tiêu dùng tăng cao, trong đó có dầu thô, các chuyên gia cũng cho rằng, trong thời điểm này, đà tăng của vàng sẽ phụ thuộc vào diễn biến giá dầu. Nếu thị trường chứng kiến một đợt tăng giá đột biến khác của mặt hàng dầu, thì giá vàng có thể bứt phá và vượt qua mức kỷ lục.
Theo nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA, chính sách tiền tệ hạn chế, rủi ro lạm phát vẫn còn và diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine vẫn sẽ là những lý do khiến các nhà đầu tư cẩn trọng khi mua vàng.
Dự báo áp lực đối với vàng vẫn sẽ ở mức cao khi mà USD tăng giá. Xu hướng hiện tại theo hướng lãi suất vẫn sẽ tăng cao và vàng khó có cơ hội đảo ngược. Trong ngắn hạn, vàng chịu áp lực chốt lời và sự ổn định trở lại trên thị trường tài chính cũng như hàng hóa thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu dự trữ vàng lại có dấu hiệu gia tăng mạnh.
Vàng được dự báo sẽ lên 2.000 - 2.500 USD/ounce vào cuối năm và 2.000 USD sẽ là ngưỡng hỗ trợ lâu dài cho mặt hàng kim loại quý.
Theo George Milling-Stanley chiến lược gia trưởng về vàng của State Street Global Advisors, Fed đã vạch ra một lộ trình thắt chặt tiền tệ rõ ràng và giờ đây giá vàng có thể tự do đẩy lên mức cao mới trên 2.000 USD/ ounce vì lạm phát sẽ vẫn là mối đe dọa rõ ràng đối với người tiêu dùng.
Bình luận