Những cách nhận biết kem chống nắng vật lý này khá đơn giản nên bạn có thể lựa chọn đúng mà không bị nhầm lẫn với kem chống nắng hóa học.
Theo các chuyên gia về da, kem chống nắng vật lý là các hạt khoáng chất mịn - thường chứa thành phần chính là titanium dioxide và oxit kẽm - nằm trên bề mặt da và phản xạ, cũng như hấp thụ bức xạ tia cực tím. Mặc dù bộ lọc UV vật lý có thể được tìm thấy một mình trong kem chống nắng, chúng cũng có thể được sử dụng cùng với bộ lọc hóa học theo cách kết hợp để tạo ra kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF rất cao, không gây kích ứng với công thức nhẹ và thoáng khí.
Cách nhận biết kem chống nắng vật lý dễ dàng nhất đó là bạn xem trên bao bì của sản phẩm đó có ghi dòng chữ "sunblock" hay không. Nếu có thì đó chính là kem chống nắng vật lý. Đây là cách phân biệt với kem chống nắng hóa học với dòng chữ "sunscreen".
Vì chúng thường dày hơn và trắng hơn so với công thức kem chống nắng hóa học, nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy kem chống nắng vật lý đã được thoa ở đâu và khi nào chúng ta cần bôi bổ sung. Điều này giúp đảm bảo các khu vực nhạy cảm được che phủ và duy trì mức độ bảo vệ tốt hơn. Các bộ lọc UV vật lý đang ngày càng phổ biến, vì chúng có thể ít gây kích ứng cho da nhạy cảm hơn các bộ lọc hóa học nhất định.
Chất kem thường bám lâu trên da, lâu trôi, đồng thời cũng ít gây tình trạng kích ứng da. Làn da mụn cũng có thể xài được loại chống nắng này.
Kem chống nắng vật lý thường nặng và dày hơn kem chống nắng hóa học có cùng chỉ số SPF. Vì vậy, kem chống nắng vật lý có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho da dầu hoặc da bị mụn.
Bên cạnh đó một trong những nhược điểm lớn nhất của kem chống nắng vật lý là chất kem quá trắng nên khi thoa lên da có cảm giác không tự nhiên. Chất kem cũng thường khá đặc nên lâu thấm vào da.
Ngoài ra, các hoạt chất khoáng của kem chống nắng vật lý có khả năng bảo vệ da khỏi bức xạ UVA kém hơn các bộ lọc hóa học.
Bình luận