Nội dung chính
Bà Hương Trần Kiều Dung là nữ doanh nhân nổi tiếng, từng ngồi ghế Tổng giám đốc tập đoàn FLC giai đoạn 5/2015 - 3/2017. Sau khi thôi giữ chức vụ này, bà Dung giữ vai trò Phó Chủ tịch tập đoàn FLC cho đến nay. Mới đây, bà Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS) bị bắt tạm giam 3 tháng vì cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán.
Hương Trần Kiều Dung là tên thật của nữ doanh nhân này.
Hương Trần Kiều Dung sinh năm 1978, năm nay 44 tuổi.
Hương Trần Kiều Dung quê ở Hải Phòng. Hiện đang sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Hương Trần Kiều Dung từng là Tiến sĩ Luật và có nhiều năm đảm nhận vai trò giám đốc các công ty lớn.
Bà Hương Trần Kiều Dung sở hữu bảng thành tích đáng nển khi là Tiến sĩ Luật Quy hoạch - Xây dựng, Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp.
Bà có gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam trước khi trở thành "nữ tướng" của FLC.
Bà Dung bắt đầu làm việc tại FLC vào năm 2013 với vai trò là luật sư chính - công ty luật SMiC, đây là công ty Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết giữ vai trò Tổng giám đốc từ năm 2001.
Bà Hương Trần Kiều Dung từng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại FLC cũng như các công ty thành viên như như Trưởng ban Pháp chế và phát triển dự án. Đến tháng 5/2015, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC và thôi chức này từ tháng 3/2017. Đầu năm 2017, bà được bầu là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và chính thức kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ tháng 7/2018.
Chia sẻ về cơ duyên giữ chức Tổng giám đốc FLC, bà Dung cho hay, niềm đam mê kinh doanh hấp dẫn bà từ khi học đại học, bà tham gia quản lý các công ty của gia đình và từng mở một công ty về xuất nhập khẩu khi mới ra trường.
"Khi gia nhập FLC, tôi nhận thấy đây là một môi trường lý tưởng, có thể phát huy các thế mạnh cũng như khám phá được tiềm năng của bản thân mình. Có một điểm chung giữa tôi và nhiều người trong ban lãnh đạo FLC là cùng được đào tạo chuyên sâu và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực luật", bà nói.
Giải thích về 2 lần giữ chức Tổng giám đốc, bà Kiều Dung cho hay, khác biệt lớn nhất nằm ở việc quy mô dự án, lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn FLC đều có sự mở rộng và tăng trưởng kỷ lục. Bà Dung thôi chức Tổng giám đốc vào cuối tháng 3/2020.
Ngày 6/2/2022, bà Hương Trần Kiều Dung bị phạt tiền 70.000.000 đồng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ vì cùng lúc là thành viên Hội đồng quản trị 7 công ty.
Theo quy định của Luật Chứng khoán, thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác. Tuy nhiên, bà Dung là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 5 công ty khác gồm: Chứng khoán BOS, Xây dựng FLC Faros, FLC Travel, Sản xuất và xuất nhập khẩu Nông sản FAM, FLC Đồ Sơn Golf & Resort, Đầu tư Phát triển và quản lý khu công nghiệp FLC, Cemaco Việt Nam.
Ngày 8/4, bà Dung và Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, bắt tạm giam. Cả hai vị báo cuộc hành vi Thao túng thị trường chứng khoán, cùng đồng phạm là ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Trước đó, theo cơ quan điều tra, từ ngày 1/12/2021 đến 10/1, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo các cá nhân điều hành Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất cao, tạo ra cung cầu giả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.
Tổng số tiền ông Quyết thu về sau khi bán chui 74,8 triệu cổ phiếu là 1.689 tỷ đồng. Ước tính ông Quyết hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng.
Trong bài phỏng vấn với Trí thức trẻ, bà Dung tiết lộ người có nhiều ảnh hưởng tới tính cách và con đường đi của bà chính là bố ruột. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Dung đã nghĩ tới việc lập gia đình sớm, tuy nhiên bố ruột khuyên: "Tình yêu sẽ tìm đến mình, còn sự học thì mình phải tìm đến nó".
Vì thế, bà tạm gác chuyện hôn nhân để sang Pháp học Thạc sĩ rồi sau đó học tiếp lên Tiến sĩ Luật. Ngoài ra, bà Dung cho hay, bố ruột rèn cho con gái sự bản lĩnh, biết chấp nhận hy sinh và luôn ghi nhớ rằng, muốn làm chủ cuộc đời chỉ có con đường duy nhất là học.
Bà Dung chưa từng công khai ông xã tuy nhiên, bà tiết lộ ông xã luôn chờ đợi khi bà bận rộn học tập và làm việc.
Là "nữ tướng" của FLC, bà Dung cho hay tập đoàn không có ranh giới và định kiến về việc phụ nữ nên và không nên tham gia quản lý lĩnh vực nào.
Để giữ cân bằng giữa công việc là cuộc sống, bà Dung cho rằng: "Đừng bao giờ quên mình là một người phụ nữ, đừng từ chối những điểm mạnh đặc trưng như sự khéo léo, dẻo dai, chân thành, thân thiện và chu đáo - những đặc tính vốn rất nổi tiếng ở phụ nữ Việt Nam".
Bà khẳng định, dù làm lãnh đạo nhưng bà không phải gồng mình lên cho "nam tính" mà giữ thái độ mềm mỏng, khôn khéo.
"Sự cân bằng cần đến từ ba phía: công việc – gia đình và chính bản thân người phụ nữ. Cả ba yếu tố này cần được tôn trọng, nếu gồng mình lên để chạy theo các mục tiêu về công việc hoặc gia đình mà bỏ quên chính bản thân mình thì không có gì là lâu bền cả", bà Dung nói.
Bình luận