Vì sao lá ngón lại gây chết người và cách xử trí khi bị ngộ độc lá ngón

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 01/04/2021 12:06 (GMT +7)
Lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người.

Lá ngón là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12m, không những quen thuộc với người dân miền núi mà còn khá phổ biến bởi đây là căn nguyên gây ra nhiều ca tử vong bởi sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của người dân.

 Ở Việt Nam, lá ngón là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất gồm: cây củ chi, lá ngón, trúc đào và cây sui. Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho biết chỉ cần ăn 3 lá ngón sẽ khiến bạn mất mạng ngay lập tức.

Lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người - Ảnh minh họa
Lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người - Ảnh minh họa

Về đặc điểm, cây lá ngón có lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, thường dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm. Hoa của loại cây này màu vàng, thường mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá và nở vào tháng 6, 8, 10. Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm với hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Hàng năm ở nước ta có không các ca ngộ độc, thậm chí tử vong do ăn nhầm lá ngón.

Liên quan đến loại cây này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay thành phần có thể giết người trong lá ngón là các alkaloid có trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Được biết Alkaloid trong lá ngón hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút và thời gian trung bình  tử vong sau khi ăn phải lá cây này chỉ từ 1-7,5h.

Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt là nơi duy nhất đã nghiên cứu về loại cây này cho thấy, khi giã lá ngón thành nước (10 g lá , 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật.

Sơ cứu kịp thời trước 1h

Theo bác sĩ Chính, ngay sau khi ăn hoặc uống các bộ phận của loại cây này nạn nhân sẽ có các triệu chứng:

Đau bụng, buồn nôn, da lạnh, vã mồ hôi, yếu mệt cơ tay chân khó vận động, nặng liệt cơ hoàn toàn;

Sau đó sẽ bị giãn đồng tử khiến cho nạn nhân nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi, liệt cơ hàm dưới và không khép được miệng.

Dần dần nạn nhân sẽ thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp; nhịp tim chậm, huyết áp tụt thậm chí là ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật.

Theo cách bác sĩ, nạn nhân tử vong sau khi ăn cây này là do liệt cơ, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn.

Để sơ cứu được nạn nhân đã ăn lá ngón, bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân y 103 cho biết, cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể và cấp cứu chỉ hiệu quả khi được thực hiện sớm dưới 1h. 

Người ngộ độc lá ngón cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể.
Người ngộ độc lá ngón cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể.

Hiện nay các vụ tự tử hoặc đầu độc bằng lá ngón xảy ra khá nhiều do thiếu hiểu biết, đặc biệt trên các tỉnh vùng núi. Và khả năng cứu sống nạn nhân khó đạt 100% đa phần là do không thể sơ cứu kịp thời, đúng lúc.

Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cảnh báo: Người dùng có thể bị ngộ độc bởi thực phẩm hút chân không Bộ Y tế khuyến cáo: Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đóng hộp bị phồng, biến dạng để tránh ngộ độc botulinum Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc rượu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp