Lần cuối cùng người dân được đốt pháo hoa ngày Tết là bao giờ?

Lulu Đăng lúc: Chủ nhật, 29/11/2020 14:02 (GMT +7)
Theo chỉ thị 406-TTg năm 1994, kể từ ngày 1/1/1995, nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước.
Hashtag #Tết Nguyên đán #NEWS #Nóng trên MXH

Điều 17 của Nghị định 137/2020 vừa được chính phủ ban hành cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Pháo hoa được sử dụng là loại tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không được gây ra tiếng nổ. Song, người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Nghị định này gây chú ý bởi đã gần 30 năm kể từ ngày lệnh cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo được ban hành.

Cụ thể, do tình trạng sản xuất và đốt pháo gây ra hàng ngàn vụ tai nạn, cháy nhà, chết người, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, tổn thất kinh tế, ô nhiễm môi trường mỗi dịp Tết, chính phủ đã ban hành Chỉ thị 406-TTg năm 1994 với quy định: 

"Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa)."

Người dân bị cấm đốt pháo hoa ngày Tết kể từ năm 1995.
Người dân bị cấm đốt pháo hoa ngày Tết kể từ năm 1995.

Theo đó, nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu hủy và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sau ngày 01 tháng 01 năm 1995, những tổ chức, cá nhân không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề đều phải ngừng hoạt động. Các vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kể từ Tết Ất Hợi đến nay, ngày Tết của người Việt không còn tiếng pháo. Thậm chí, mỗi dịp Tết, chính quyền địa phương tại mỗi làng xã đều phải cắt cử đội ngũ trực ban để đi giải quyết những vụ đốt pháo trộm.

Tuy nhiên, sau 25 cái Tết, người Việt sẽ được đốt pháo hoa trở lại vào giao thừa Tết Tân Sửu tới.

Lương Thùy Linh "đá xéo" Tiểu Vy khi tuyên bố không muốn thành HH học dốt? Phản ứng khó tin của Hà Tăng khi ông xã Louis Nguyễn bị fan nữ vây kín
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp