Lẩu hoa cúc có gì đặc biệt mà trở thành món dưỡng nhan nức tiếng của Từ Hy Thái hậu?

Quả Chanh Thành Tinh Đăng lúc: Thứ tư, 26/01/2022 12:08 (GMT +7)
Không chỉ là một món ăn hợp với mùa đông, lẩu hoa cúc còn là bí quyết giữ gìn nhan sắc được đích thân Từ Hy Thái hậu nghĩ ra.
Hashtag #Ẩm thực Trung Quốc #Du lịch Trung Quốc #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Khi nhắc đến các món ăn được nhiều người yêu thích vào mùa đông, lẩu là một trong những cái tên xuất hiện đầu tiên. Lẩu là một món ăn có cách chế biến đơn giản, nguyên liệu phong phú vì vậy hợp với hầu hết các lứa tuổi. 

Có lẽ vì Trung Quốc được coi là quê hương của món lẩu nên lẩu ở đây cũng khá đa dạng với các món như lẩu cay Tứ Xuyên, lẩu cừu Bắc Kinh, lẩu bò Triều Sán, lẩu cá lăng nấu chua Quý Châu… và đặc biệt là món lẩu hoa cúc, món lẩu được Từ Hy Thái hậu coi như phương thuốc giúp giữ gìn nhan sắc.

Ảnh: 小红书。
Ảnh: 小红书。

Nguồn gốc của món lẩu hoa cúc (菊花火锅)

Vốn nổi tiếng là người có lối sống xa hoa và luôn tìm cách giữ gìn nhan sắc, Từ Hy Thái hậu luôn thận trọng với việc ăn uống của bản thân. Bột ngọt trai, sữa bột và hoa cúc là 3 thực phẩm được bà thường xuyên sử dụng như một “thủ thuật” làm đẹp. Vì vậy vào mùa đông, bà thường sai các cung nữ hái hoa cúc tươi, sau đó lấy các cánh hoa rắc vào nồi lẩu của mình. 

Lẩu hoa cúc có gì đặc biệt mà trở thành món dưỡng nhan nức tiếng của Từ Hy Thái hậu? - Ảnh 2

Tác dụng của món lẩu hoa cúc

Không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn, hoa cúc còn là một thảo dược nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ như chống lão hoá, thành lọc cơ thể, bổ khí huyết, an thần… Khi ăn món lẩu hoa cúc, những cánh hoa cúc có thể giúp chúng ta nuôi dưỡng làn da, giải nhiệt cơ thể và giải phóng độc tố.

Ảnh: 小红书
Ảnh: 小红书

Cách làm lẩu hoa cúc

Trước đây, sau khi thái lát cá, người ta sẽ lấy phần xương và đầu cá mang đi hầm nước dùng. Sau đó thêm hoa cúc và kỉ tử vào để nước lẩu có vị hấp dẫn và tốt cho sức khoẻ hơn. Còn hiện nay, nước dùng của lẩu hoa cúc được làm từ xương gà hoặc xương heo hầm kĩ giống như các loại lẩu thông thường. Xương sau khi mua về sẽ được mang đi sơ chế và thêm gừng, hành để nước lẩu thơm hơn. 

Còn với hoa cúc, sau khi được rửa sạch và để ráo nước thì sẽ được mang đi ngâm với nước cốt chanh cho bớt độ hăng nồng khi nhúng lẩu. Khi ăn bạn sẽ tách các cánh hoa ra và thả vào nồi lẩu. Tuy nhiên mỗi lần nhúng lẩu, bạn không nên cho quá nhiều hoa cúc để tránh làm nồi lẩu bị hăng và khó ăn.

Lẩu hoa cúc có gì đặc biệt mà trở thành món dưỡng nhan nức tiếng của Từ Hy Thái hậu? - Ảnh 4

Lẩu hoa cúc có vị ngọt thanh, thơm dịu nên phù hợp với các nguyên liệu như cá thái lát, thịt gà, nấm đông cô, đậu phụ… tất cả những nguyên liệu tươi ngon này hoà quyện với nhau tạo thành món lẩu hoa cúc vô cùng bổ dưỡng. Những cánh hoa cúc chín tái có vị dai dai và mùi thơm dịu kết hợp cùng các món rau thanh đạm hay thịt ngọt thơm hấp dẫn.

Một số tỉnh miền Tây nước ta cũng có món lẩu hoa cúc giống với lẩu hoa cúc truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên nguyên liệu ăn kèm ở đây thường gồm có mề gà, bao tử cá… và các loại rau như rau dền, rau cải, giá…

Bánh Tổ, món bánh không thể bỏ lỡ trong mỗi dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc 15 món ăn truyền thống vừa phổ biến, vừa tinh hoa của ẩm thực Trung Quốc Hà hoa tô, món bánh hoa sen ngàn lớp KFC Trung Quốc tung ra đón Trung thu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp