Livestream: Chiêu bán hàng của "hotgirl" được doanh nghiệp lớn sao chép

Hà Chi Đăng lúc: Thứ năm, 17/09/2020 22:45 (GMT +7)
Chương trình livestream của hãng điện thoại OnePlus bán được 800 chiếc smartphone trong vòng 29 phút hồi tháng 8 đã thay đổi cách bán hàng hiện đại.

Hồi tháng 8, thương hiệu smartphone OnePlus ra mắt 2 sản phẩm mới nhất tại thị trường Việt Nam bằng hình thức online. Ngay trong sự kiện, chương trình livestream bán được 800 chiếc smartphone trong vòng 29 phút, doanh thu gần 9,9 tỉ đồng.

Trước đó, CEO Xiaomi trong 2 tiếng đồng hồ livestream đã thu về hơn 100 triệu nhân dân tệ. Còn Chủ tịch hãng Gree bán được 43,7 triệu USD tiền hàng bằng livestream... Rõ ràng, livestream không còn là chiêu bán hàng của các "hotgirl bán hàng online" mà thực sự là phương thức hiện đại được các ông lớn trong ngành dịch vụ theo đuổi. 

Mô hình bán hàng bằng cách livestream (Social eCommerce) trước đây thường gắn với những cửa hàng nhỏ lẻ. Nhưng hiện nay, hình thức này còn thu hút cả những thương hiệu lớn tham gia. Lý giải cho việc này, do dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp khiến nhiều nước vẫn phải áp đặt lệnh cách ly khiến cho xu hướng tiêu dùng trên toàn thế giới thay đổi, buộc mọi doanh nghiệp phải thay đổi linh hoạt để tồn tại. Hiện nay, hầy hết các hoạt động kinh doanh đều chuyển sang hình thức trực tuyến.

Hình thức mua hàng trực tuyến qua livestream rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Hình thức mua hàng trực tuyến qua livestream rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Tại Việt Nam, các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee đã thúc đẩy hoạt động livestream để tăng doanh số trong mùa dịch.Số liệu tháng 9/2020 cho thấy rằng lượt xem livestream trên Lazada đã tăng 21 lần và lượt mua hàng cũng tăng 24 lần so với cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, Tiki cho biết, số người xem livestream của họ đã tăng 5 lần so với trước đó.

Lượng người mua sắm của các kênh thương mại điện tử tăng gấp nhiều lần so với mọi khi.
Lượng người mua sắm của các kênh thương mại điện tử tăng gấp nhiều lần so với mọi khi.

Theo dự đoán của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm nay sẽ vẫn duy trì trên 30% và đạt quy mô vượt 30 tỉ đô la. Để đạt được như vậy, livestream đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

Có nhiều lý do khiến livestream trở thành đòn bẩy doanh thu cho các nhà bán hàng trên mọi nền tảng thương mại điện tử. Thứ nhất đó là tận dụng người dùng có sẵn, người bán hàng có thể hoàn toàn thu hút lượng người xem lớn mà không tốn chi phí. Bên cạnh đó, người bán hàng có thể duy trì kết nối với khách hàng, người mua còn có thể đặt câu hỏi về sản phẩm để được trả lời trực tiếp.

Nhưng các doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi liệu xu hướng livestream sẽ trở thành công cụ tiếp thị thương hiệu hay chỉ để thu hút người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn? Có thể thấy rõ thói quen mua hàng trực tuyến vẫn sẽ duy trì ngay cả khi dịch bệnh kết thúc. Để có được thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà bán lẻ nên có nhiều hoạt động sống động hơn thông qua livestream.

Brad Pitt và Jennifer Aniston cùng livestream gây quỹ từ thiện Jeff Bezos bắt tay với Mukesh Ambani thống trị thị trường bán lẻ Ấn Độ CEO Vietjet Air lọt Top 100 nhân vật thay đổi kinh tế Châu Á
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp