Đặt chân đến Cổ Trấn Phượng Hoàng, mọi người không chỉ cảm nhận được những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn biết thêm về những ngôi nhà đẹp, đẹp theo cách xưa cũ, tĩnh lặng, bình yên bên sông nước.
Một ngôi làng thể hiện nền văn hóa hưng thịnh của Trung Hoa một thời. Không gian hoa lệ, lung linh trong ánh đèn đêm. Vẻ đẹp phồn hoa của một góc Cổ Trấn. Sông nước yên bình, núi non lặng lẽ làm nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Nguồn gốc của tên gọi Phượng Hoàng Cổ Trấn gắn liền với một đôi chim phượng hoàng tu luyện ngàn năm bên Đức Phật. Vào một ngày, đôi chim chứng kiếng vùng đất nơi đây bị hỏa hoạn. Vì xót thương, đôi chim đã cùng lao vào lửa hy sinh mạng sống để cứu mảnh đất này.
Nếu như những ngôi nhà giản dị, mộc mạc của nước Pháp, Đức giống như những bức tranh giữa hoa lá, cỏ cây thì những mái nhà rêu phong, cũ kỹ ở cổ trấn Phượng Hoàng lại đẹp theo cách rất phương Đông. Những ngôi nhà được xây san sát nhau, dọc theo bờ sông Đà Giang. Ngắm cảnh ở đây, mọi người dễ dàng hiểu hơn về đời sống văn hoa, về một phần kiến trúc độc đáo cách đây hơn 1000 năm.
Mỗi ngôi nhà ở Phượng Hoàng Cổ Trấn đều tượng trưng cho kiến trúc cổ Trung Hoa. Dòng sông như nét chấm phá nhẹ nhàng giúp cảnh sắc thêm đẹp hơn. Những ngôi nhà được xây ven sông, yên ả và ẩn chứa nét đẹp của rêu xanh mái ngói, của những hiên nhà, ban công hay ô cửa màu gỗ bình dị.
Chỉ cần ngắm nhìn thật lâu từng ngôi nhà thuộc Phượng Hoàng Cổ Trấn, cũng chẳng cần nhiều sắc màu, hay nhiều những mảnh vườn xinh đẹp, những ngôi nhà nối nhau ẩn chứa vẻ đẹp tấp nập, phồn hoa tự bao đời. Ở những ngôi nhà ven sông ấy, cuộc sống giờ đây trở nên bình lặng, yên vui.
Trung Hoa là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại và mang tính chất đậm màu sắc phương Đông. Ở đây cũng có những cây cầu gỗ bắc qua sông, những cây cầu đá được xây dựng cầu kỳ, cá tính.
Lối đi được lát gạch, đá kiên cố. Những ngõ nhỏ nhìn ra bờ sông. Không gian lặng lẽ với cây xanh, những bức tường gỗ và đèn lồng đỏ. Những ngôi nhà thường được xây dựng 2 đến 3 tầng với mái cong thú vị, những chiếc đèn lồng được treo bên cửa sổ, bên hiên nhà để khi hoàng hôn buông xuống, cảnh sắc thật đẹp, lung linh, huyền ảo. Buổi sáng thức giấc lại là cả một niềm nhớ với sông nước núi non.
Đi dọc theo những con đường lát gạch, những bức tường được ốp gỗ, không màu mè, không phô trương, chỉ giữ lại những nét đẹp của tinh hoa Trung Quốc, những chất liệu gỗ bền đẹp, dung dị theo thời gian, những nét chạm trổ từ cửa, đồ đạc khiến không gian đẹp vấn vương.
Khoảng sân nhỏ bước vào nhà. Những chiếc ô trang trí dọc theo con đường nhỏ. Những chiếc đèn lồng rực rỡ tạo nên một phần ánh sáng hắt từ dòng sông rực rỡ, tô màu cho những ngôi nhà dọc theo dòng sông, tô điểm cho không gian mộng mơ xưa cũ.
Vẻ đẹp không thôi nhung nhớ khi một lần đặt chân đến nơi đây. Với những ai yêu vẻ đẹp xưa cũ, muốn lang thang dọc theo hai bên bờ sông nước bình lặng, muốn ngắm nhìn những cánh cửa gỗ, những song cửa có view tuyệt đẹp ra bờ sông, nơi đó chẳng còn vướng bận chút hối hả, tấp nập của cuộc sống.
Mọi người như được trở lại với vẻ đẹp bình yên của một góc văn hóa phương Đông. Đó là một trong những vẻ đẹp hấp dẫn, vẹn nguyên giá trị văn hóa, cuộc sống mà dường như, thời gian và thế giới hiện đại bị lãng quên nơi này.
Bình luận