Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Thu Trần Đăng lúc: Thứ bảy, 29/08/2020 20:10 (GMT +7)
Tháng 7 Âm lịch được xem là thời điểm các linh hồn được ân xá khỏi địa ngục. Vì thế, kiêng kỵ trong tháng cô hồn được nhiều người lưu tâm để tránh rủi cầu may.

Kiêng kỵ tháng cô hồn không hoàn toàn là mê tín. Người xưa quan niệm "Có thờ có thiêng có kiêng có lành". Trong một tháng nhiều ý nghĩa như tháng 7 Âm lịch, hiểu được những điều kiêng kỵ sẽ giúp mọi người có cuộc sống may mắn, thuận lợi hơn.

Nguồn gốc, ý nghĩa của tháng cô hồn

Không chỉ là tháng Vu Lan, tháng 7 Âm lịch còn được dân gian gọi là tháng cô hồn hay tháng “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ. Đặc biệt, ngày Rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân”, ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Do đó mà theo quan niệm xưa, rằm tháng 7 chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn - Ảnh 1

Cúng cô hồn cũng là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần: phần hồn và phần xác. Khi mất đi, phần thân thể tiêu tan nhưng phần hồn vẫn tồn tại. Tùy theo việc thiệc, ác mà họ đã làm trên dương thế, phần hồn sẽ được đầu thai kiếp khác, bị đày xuống địa ngục, rơi vào kiếp ngọa quỷ, đôi khi lang thang quấy rối người thường. Tục lệ cúng cô hồn cũng từ đó mà xuất hiện. 

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn - Ảnh 2

Ngoài mâm cúng rằm Tháng 7, người dân cho rằng kiêng kỵ tốt trong tháng này còn giúp phòng điều dữ, cầu điều may, tích lũy công đức cho gia đình.

Kiêng kỵ trong tháng cô hồn

  • Không làm những việc xấu: Những việc làm xấu được cho là sẽ tăng cường năng lượng xấu, chiêu cảm ma quỷ trong tháng cô hồn.
  • Không nên sát sinh: Trong tháng cô hồn, nếu tránh sát sinh sẽ tăng thêm phước lộc do làm điều thiện cho chúng sinh.
  • Không nên tổ chức đám cưới, hỏi, hội nghị, khai trương nhà hàng, cửa hiệu, về nhà mới: Theo kinh nghiệm của người dân Việt Nam thì tháng 7 Âm lịch không nên làm những sự kiện rình rang, cỗ bàn linh đình. Một phần cũng vì sẽ phải sát sinh, giết hại nhiều. 
  • Kiêng cho trẻ em ra ngoài chơi vào ban đêm: Việc cho trẻ em đi chơi đêm là điều không nên để tránh gió máy, cảm lạnh. Trẻ con có thể vía yếu, cần kiêng cữ hơn về mặt tâm linh.
  • Kiêng đổ vỡ: Theo quan niệm, đổ vỡ tượng trưng cho sự chia cắt, đứt lìa trong mối quan hệ gia đình nên nhiều người đặc biệt chú ý tránh làm đánh vỡ chén, bát, đồ sành sứ. Ngoài ra, cần tránh việc xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, tranh chấp trong tháng cô hồn. Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, cởi mở, hòa nhã thì việc gì cũng thuận lợi, không chỉ riêng tháng nào.
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn - Ảnh 3

Những điều nên làm trong tháng cô hồn

  • Nên đi chùa thắp nhang cầu an, cầu sức khỏe cho ông bà, cha mẹ và người thân.
  • Nên làm nhiều việc thiện, bố thí người nghèo khó, thăm viếng người ốm đau, giúp đỡ người hoạn nạn.
  • Nên đi thăm mộ của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đươngf trong chùa chiền lưu giữ các hài cốt.
  • Nên ăn chay khi có thể để giảm nghiệp sát sinh.
  • Không nên tham gia váo các cuộc cãi vã, xung đột.
  • Khi thấy người khác gặp tình huống nguy cấp, nên ra tay giúp đỡ.
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn - Ảnh 4

Phần đa những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn cũng là những điều nên kiêng kỵ trong cuộc sống hằng ngày. Bởi bất kỳ thời điểm nào, làm việc thiện, tránh việc dữ, ôn hòa cởi mở với người cũng luôn mang lại may mắn, bình an.

Những điều con cái nên làm để báo hiếu cha mẹ lễ Vu Lan Lễ Vu Lan nên cúng chay hay cúng mặn?
Copy URL

Bình luận

Chủ đề mới trên 2Đẹp