Những điều tạo nên đẳng cấp của Haute Couture

Lu Ân Đăng lúc: Thứ tư, 03/03/2021 11:04 (GMT +7)
Haute Couture là thuật ngữ thời trang để chỉ những trang phục được may thủ công, là dòng sản phẩm để các nhà thiết kế thoả niềm đam mê sáng tạo.
Hashtag #Từ điển thời trang #Lịch sử thời trang # Haute Couture #BEAUTORY #Thời trang

Haute Couture luôn là dòng thời trang được giới mộ điệu quan tâm. Cứ mỗi mùa Haute Couture, người yêu thời trang lại có dịp chiêm ngưỡng những bộ cánh lộng lẫy, đầy sáng tạo đến từ nhiều thương hiệu đình đám. Đối với các nhà thiết kế, Haute Couture là giấc mơ thời trang của cả cuộc đời họ. Một nhà thiết kế muốn được vinh danh tên tuổi bằng những BST Haute Couture không phải là điều dễ dàng. Vậy điều gì đã tạo nên đẳng cấp của dòng thời trang thủ công này?

Cha đẻ của Haute Couture 

Khởi nguồn của Haute Couture ban đầu là những thiết kế độc nhất vô nhị, chỉ có một phiên bản và thường là dành cho tầng lớp giàu có, quý tộc. Người đầu tiên đặt ra những tiêu chuẩn đẳng cấp cho thiết kế của mình là NTK Charles Frederick Worth. Ông là nhà thiết kế người Anh, sinh sống và làm việc tại Paris. Năm 1958 Charles mở của hàng Haute Couture đầu tiên dưới tên gọi The House of Worth, chuyên nhận may trang phục theo yêu cầu của người giàu có, tầng lớp quý tộc tại Paris.

 Cửa hàng của Charles nhanh chóng gây được tiếng vang và ông cũng là người đầu tiên gọi mình với danh xưng 'Nhà thiết kế thời trang' thay cho cụm từ 'thợ may'. 
 Cửa hàng của Charles nhanh chóng gây được tiếng vang và ông cũng là người đầu tiên gọi mình với danh xưng "Nhà thiết kế thời trang" thay cho cụm từ "thợ may". 

Haute Couture được quy định bởi chính phủ 

Trong tiếng Pháp, "couture" có nghĩa là "may quần áo" và "Haute" có nghĩa là "cao cấp", nếu dịch sát nghĩa thì "Haute Couture" có nghĩa là "quần áo được may đo cao cấp". Sự đẳng cấp chưa dừng lại ở đó, để được công nhận là một sản phẩm Haute Couture, các bộ sưu tập còn phải thoả mãn nhiều qui định được đặt ra bởi Chambre Syndicate de la Haute Couture (Nghiệp đoàn may đo cao cấp) thuộc điều hành của chính phủ.

Đằng sau những trang phục đẳng cấp Haute Couture là những quy định nghiêm ngặt được đặt ra từ chính phủ.
Đằng sau những trang phục đẳng cấp Haute Couture là những quy định nghiêm ngặt được đặt ra từ chính phủ.

Để trở thành thương hiệu thời trang chính thức của Haute Couture, những thương hiệu thời trang phải đáp ứng vô số điều kiện đã tồn tại gần một thế kỷ. Thương hiệu phải có xưởng may tại Pháp, luôn có ít nhất 15 nhân viên làm việc toàn thời gian và 20 kỹ thuật viên luôn có mặt tại xưởng. Phải có ít nhất 35 mẫu thiết kế được trình làng trong BST bao gồm trang phục ban ngày và trang phục dạ hội. Đối với mỗi mẫu thiết kế phải có từ 200 giờ hoàn thiện trở lên, được may thủ công bằng tay và luôn có hơn 1 mẫu thử.

Xưởng may luôn phải có đủ nhân công làm việc và được đặt tại Paris, Pháp.
Xưởng may luôn phải có đủ nhân công làm việc và được đặt tại Paris, Pháp.

Một thương hiệu thời trang có thể bị tước bỏ danh hiệu Haute Couture nếu không tuân theo những quy định được đặt ra từ trước. Những quy định này đã xuất hiện từ 1945, không một thương hiệu nổi tiếng nào dù uy thế đến đâu có thể phá vỡ những điều này.

Giá trị của những thiết kế Haute Couture 

10.000 USD là giá trị khởi điểm cho một thiết kế Haute Couture. Cái giá này có thể sẽ cao hơn tuỳ thuộc vào mức độ hoành tráng và lộng lẫy mà những thiết kế mang lại. Bỏ ra hơn 200 triệu đồng để sở hữu một thiết kế được may đo theo chỉ số riêng, kỹ thuật hoàn thiện và đính kết cầu kì, đối với Haute Couture thì mức định giá này luôn luôn là hợp lý.

Những thiết kế đều được thực hiện thủ công, chọn lọc chất liệu cao cấp.
Những thiết kế đều được thực hiện thủ công, chọn lọc chất liệu cao cấp.

Nếu bạn đã từng xem qua những video của Dior, Hermes ghi lại quá trình tạo ra những thiết kế Haute Couture của họ, bạn sẽ càng càm thấy những thiết kế này xứng đáng với mức giá cao như vậy. Những thiết kế Haute Couture được làm từ những chất liệu cao cấp dù là chi tiết nhỏ nhất. Từ những bông hoa vải, hạt đính kèm cũng được chọn lọc từ những nhà cung cấp nổi tiếng như Swacrovski (thương hiệu trang sức nổi tiếng).

Mỗi thiết kế đều được may đo theo số đo chính xác của 'nàng thơ' được chọn để trình diễn cùng trang phục.
Mỗi thiết kế đều được may đo theo số đo chính xác của "nàng thơ" được chọn để trình diễn cùng trang phục.

Một thiết kế Haute Couture sẽ mất từ 100 đến 700 giờ hoàn thiện bởi hơn 20 nhân viên làm việc toàn thời gian. Tất cả những chi tiết đính kết, cắt ghép và may đo đều được thực hiện thủ công. Mỗi một thiết kế khi được trình làng sẽ được NTK "chọn mặt gửi vàng" và may chính xác theo số đo của người mẫu. 

Những sàn diễn ấn tượng 

Mỗi năm, thường là tháng 1 và tháng 7, các thương hiệu lại trình làng những BST Haute Couture đầy sáng tạo để thoả ước mơ thời trang của mình. Để phục vụ tốt nhất cho tinh thần của những BST, bên cạnh váy áo lộng lẫy, các nhà mốt còn phải tạo dựng một không gian thưởng thức đầy nghệ thuật và thật chất lượng. Đó là lý do những sàn diễn Haute Couture luôn được đầu tư về mặt concept.

BST Thu-Đông của thương hiệu Chanel trong khung cảnh Casino nhộn nhịp.
BST Thu-Đông của thương hiệu Chanel trong khung cảnh Casino nhộn nhịp.
Sàn diễn Xuân-hè 2012 của Chanel tái hiện lại không gian trong khoang máy bay.
Sàn diễn Xuân-hè 2012 của Chanel tái hiện lại không gian trong khoang máy bay.
Khung cảnh rừng già bí ẩn được nhà mốt Elie Saab tái dựng trên sàn diễn Xuân-Hè 2015.
Khung cảnh rừng già bí ẩn được nhà mốt Elie Saab tái dựng trên sàn diễn Xuân-Hè 2015.
Sàn diễn sống động với những diễn viên múa trong BST Spring 2019 của Dior.
Sàn diễn sống động với những diễn viên múa trong BST Spring 2019 của Dior.
Những khoảnh khắc ấn tượng nhất của tuần lễ thời trang Haute Couture thập niên 90s Chanel Haute Couture Xuân Hè 2021: Một Chanel không phô trương dưới thời Virginie Viard Chuẩn mực của thời trang: Haute Couture
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp