Shark Liên rót vốn cho Start-up mô hình truyền thống, nền tảng chưa vững với điều kiện bất ngờ

Hải Đăng Đăng lúc: Thứ hai, 02/08/2021 12:59 (GMT +7)
Những startup có mục đích nhân văn hướng đến việc tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng luôn nằm trong danh mục mà Shark Liên muốn rót vốn.
Hashtag #Shark Liên #Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ #NEWS #Nóng trên MXH

Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 4 với những gọi vốn, rót vốn ấn tượng đã đi đến những tập cuối. Trong tập 14 vừa mới lên sóng của chương trình, Shark Tank Việt Nam lại tiếp tục chứng kiến những câu chuyện truyền cảm hứng, những phần trình bày cuốn hút từ phía các founder, những màn thương thuyết không khoan nhượng song hành cùng những màn chốt deal nghẹt thở. Một trong những điểm đáng chú ý của tập này đến từ nam founder Nguyễn Bá Ngọc của Công ty cổ phần Mực nhảy Biển Đông.

Sinh ra và lớn lên ở miền Trung trong một gia đình nhiều đời làm nghề chài lưới; Nguyễn Bá Ngọc hiểu được sự cơ cực của người dân quê hương mình. Với phương châm “cùng ngư dân Việt tạo giá trị khác biệt” cũng như cải thiện hệ sinh thái môi trường biển, nam founder sáng lập Mực nhảy Biển Đông nhằm mục đích cải thiện đời sống của ngư dân thông qua việc đảm bảo đầu ra cũng như thu mua nguyên liệu mực với giá thành cao.

Nguyễn Bá Ngọc gọi vốn cho start-up hải sản đồng hành cùng ngư dân.
Nguyễn Bá Ngọc gọi vốn cho start-up hải sản đồng hành cùng ngư dân.

Trong hơn 1 năm vừa qua, Mực nhảy Biển Đông đã cung cấp hơn 12 tấn sản phẩm ra thị trường, qua đó thu về mức doanh thu hơn 8 tỷ VND và giá trị cho ngư dân hơn 2 tỷ VND. Đến với Shark Tank Việt Nam mùa này, Nguyễn Bá Ngọc kêu gọi đầu tư 5 tỷ để đổi lấy 10% cổ phần. 

Vừa nghe qua, người hâm mộ Thương vụ bạc tỷ chắc hẳn sẽ cảm thấy có chút bi quan về khả năng chốt deal của Mực nhảy Biển Đông bởi những startup sở hữu mô hình mang tính “truyền thống” tương tự thường có tỷ lệ thành công khá thấp trong lịch sử 4 mùa của chương trình.

Shark Liên rót vốn cho Start-up mô hình truyền thống, nền tảng chưa vững với điều kiện bất ngờ - Ảnh 2

Tuy nhiên, điểm sáng của Mực nhảy Biển Đông không phải đến từ mô hình kinh doanh mà lại bắt nguồn từ phương châm và mục tiêu nhân văn. Ấn tượng với nhiệt huyết cũng như tấm lòng rộng mở của “ông chủ trẻ”, Shark Liên liền bày tỏ sự quan tâm như cái cách mà nữ doanh nhân đã làm “bà đỡ” cho nhiều startup vì cộng đồng từ đầu mùa 3 đến giờ.

“Cá mập bà Ngoại” đề nghị đầu tư 5 tỷ đồng để đổi lấy 35% cổ phần của công ty. Tuy nhiên, đi kèm theo lời đề nghị rót vốn, “cá mập bà Ngoại” yêu cầu nam founder quay về chính quê hương của mình để xây dựng sự nghiệp và giúp đỡ ngư dân.

Shark Bình cũng đưa ra offer giống với Shark Liên nhưng không kèm điều kiện. Trong khi Shark Hưng, Shark Linh, Shark Phú sau đó lần lượt từ chối đầu tư vì cho rằng đây là mô hình kinh doanh truyền thống, nền tảng vẫn chưa đủ vững mạnh.

Shark Liên rót vốn cho Start-up mô hình truyền thống này vì mục đích nhân văn của nó.
Shark Liên rót vốn cho Start-up mô hình truyền thống này vì mục đích nhân văn của nó.

Là người dành nhiều tình cảm cho những con người miền Trung nhiều đời nhọc nhằn nhưng vẫn chịu thương, chịu khó, Shark Liên không dễ dàng tuột mất cơ hội đầu tư cho Mực nhảy Biển Đông vào tay Shark Bình. Lập tức, “cá mập bà Ngoại” điều chỉnh offer, tặng lại startup 10% cổ phần - 5 tỷ đổi lấy 25% đồng thời không yêu cầu founder phải về quê sinh sống nhưng cần mở chi nhánh ở quê hương. 

Trước 2 offer quá chênh lệch về số phần trăm cổ phần cũng như tâm huyết nhìn thấy được của “cá mập bà Ngoại”, Nguyễn Bá Ngọc đã lựa chọn về đội của Shark Liên.

Giữ lời hứa làm “chuột bạch”, vợ chồng Shark Liên hẹn gặp startup “giảm cân” sau buổi gọi vốn và cái kết bất ngờ Shark Hưng gây sốt MXH với kiến thức Vật lý "khủng", đúng chuẩn nam nhân từng "4 lần học Thạc sĩ, học 2 trường đại học cùng lúc" Shark Liên, "nữ cá mập" làm mưa làm gió Shark Tank Việt Nam 2 mùa, dám cạo đầu vì lý do gây choáng là ai?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp