Phụ nữ Nhật Bản đầu thế kỷ 20 đã ăn mặc táo bạo đến thế này

hải đường Đăng lúc: Thứ sáu, 13/11/2020 11:39 (GMT +7)
Sự xuất hiện của trang phục Tây phương trong triều đại Minh Trị (1868-1912) đã đánh dấu một bước chuyển mình rất lớn trong đời sống và thời trang Nhật Bản.
Hashtag #Lịch sử thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Kể từ ngày hiệp ước thương mại Mỹ - Nhật được Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry kí vào năm 1854, Nhật Bản đã chính thức mở cửa với người nước ngoài. Làn sóng văn hóa ngoại lai tràn vào, người Nhật bắt đầu trở nên thích nghi với phong cách ăn vận của các nước phương Tây và bắt đầu lựa chọn những loại trang phục khác ngoài trang phục truyền thống để hòa nhập với "thế giới văn minh".

Khi Kimono giao thoa với âu phược Âu châu

Thời trang ngoại quốc dần đi vào đời sống của người Nhật và trở thành một biểu tượng của sự hiện đại. Đầu tiên là đồng phục quân sự dành cho nam giới trong quân đội và hải quân được thiết kế theo quân đội hoàng gia Anh.

Dười thời Minh Trị, hình ảnh những người đàn ông Nhật Bản mặc đồ kết hợp giữ Kimono và đồ châu Âu là điều không hiếm gặp
Dười thời Minh Trị, hình ảnh những người đàn ông Nhật Bản mặc đồ kết hợp giữ Kimono và đồ châu Âu là điều không hiếm gặp

Đến năm 1870, lực lượng lao động làm việc cho Chính phủ như công an, nhân viên đướng sắt, nhân viên bưu chính bắt đầu ăn mặc giống giới “cổ cồn trắng” ở phương Tây. Lần lượt vào các năm 1887 và 1886, hoàng gia yêu cầu nhân viên trong cung điện bắt buộc phải mặc giống người nước ngoài.

Nhân viên của các cơ quan chính phủ được yêu cầu mặc giống người nước ngoài
Nhân viên của các cơ quan chính phủ được yêu cầu mặc giống người nước ngoài

Tuy nhiên, Kimono và Yukata vẫn là những trang phục phổ biến trong xã hội Nhật Bản. Nam nữ sẽ kết hợp Kimono với các phụ kiện của phương Tây. Ví dụ, đàn ông đội mũ của phương Tây với Haori – một loại áo gile truyền thống hay Hakama – một loại trang phục nửa quần nửa váy để mặc bên ngoài kimono.  

Hai cuộc đại chiến

Trong suốt thời kỳ Nhật hoàng Taishō (1912-1926), trang phục Tây Âu được xem là trào lưu thể hiện sự tinh tế và hiện đại của một nước Nhật mới. Phụ nữ làm những công việc như bán vé xe buýt, y tá, nhân viên đánh máy đều mặc những trang phục phương Tây. Đối với nam giới, những bộ com-lê dần trở thành chuẩn mực của nhân viên văn phòng.

Vào thời kỳ này, dưới sự ảnh hưởng của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, người dân Nhật Bản đã có một cái nhìn thoáng hơn đối với thời trang. Lúc này những trào lưu thời trang mới mẻ như phong cách thời trang tomboy hay phong cách "hở bạo", gợi cảm dần phổ biến và như dội một gáo nước lạnh vào nước Nhật - dù hòa nhập như vẫn mong muốn giữ lại những giá trị truyền thống nhu mì, kín đáo của người phụ nữ. 

Bên cạnh những bộ Kimono hay các bộ trang phục nước ngoài mang phong cách nền nã, một bộ phận nhỏ các cô gái đã tìm lối đi thời trang riêng cho mình
Bên cạnh những bộ Kimono hay các bộ trang phục nước ngoài mang phong cách nền nã, một bộ phận nhỏ các cô gái đã tìm lối đi thời trang riêng cho mình
Một cô gái Nhật ăn mặc hiện đại đang uống nước trái cây ở Ginza, một hành động được cho là 'hư hỏng' trong xã hội thời đó
Một cô gái Nhật ăn mặc hiện đại đang uống nước trái cây ở Ginza, một hành động được cho là "hư hỏng" trong xã hội thời đó
'Gái hư' nước Nhật những năm 1920
"Gái hư" nước Nhật những năm 1920
Ashihara Kuniko, nữ diễn viên hát opera
Ashihara Kuniko, nữ diễn viên hát opera
Những bộ quần áo mang hơi hướng tomboy của cô từng bị phản đối thời bấy giờ
Những bộ quần áo mang hơi hướng tomboy của cô từng bị phản đối thời bấy giờ
Những cô gái Nhật đã không còn đóng khung bản thân trong hình tượng phụ nữ truyền thống
Những cô gái Nhật đã không còn đóng khung bản thân trong hình tượng phụ nữ truyền thống

Thời trang hiện đại của giới trẻ Nhật Bản

Nhờ nền kinh tế phát triển thịnh vượng vào năm 1980, thời trang Nhật và các ngành công nghiệp may mặc được mở rộng nhanh chóng. Trong thời kỳ này, một loạt xu hướng phát triển như Bodikon style, tôn vinh nét đẹp tự nhiên của phái nữ hay Shibukaji, phong cách thoải mái của sinh viên.

Phong cách Shibukaji dành riêng cho sinh viên
Phong cách Shibukaji dành riêng cho sinh viên

Trong khi người Nhật hào hừng phát triển những phong cách đặc trưng của bản thân thì họ cũng chào đón những thương hiệu đến từ phương tây như Dior, Chanel, hay YSL. Sự phát triển nhanh chóng của thời trang Nhật Bản đã giúp quốc gia mặt trời mọc  trở thành kinh đô thời trang châu Á.  

Sang tới thế kỷ XXI, sự giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Nhật Bản còn mạnh mẽ hơn nữa. Người Nhật học hỏi những đặc trưng của thời trang nước ngoài và biến chúng trở thành của mình bằng cách kết hợp với những giá trị và quy tắc truyền thống.

Chẳng khó bắt gặp những phong cách thời trang dị biệt trên đường phố Nhật Bản
Chẳng khó bắt gặp những phong cách thời trang dị biệt trên đường phố Nhật Bản

Một đặc điểm nổi bật trong những năm đầu thế kỷ XXI là hình xăm đã có cái nhìn thiện cảm hơn. Trước đây, chỉ có băng đảng Yakuza mới được xăm hình đồng nghĩa hình xăm trở thành biểu tượng cho cái ác, và người xăm mình chính là một tên tội phạm.

Sau hơn 150 năm mở cửa với thế giới, thời trang Nhật Bản đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, phù hợp với bối cảnh lịch sử nhiều thay đổi.

Bật mí cách làm đẹp từ nước vo gạo của phụ nữ Nhật Bản Chàng trai Nhật Bản biến túi hiệu thành những vật dụng đời thường mà sang chảnh Ngọc Trinh hóa thân thành nữ sinh Nhật Bản đầy cuốn hút
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp