Sự thoi thóp của các tuần lễ thời trang

hải đường Đăng lúc: Thứ tư, 25/11/2020 11:34 (GMT +7)
Covid -19 sẽ làm thay đổi lịch sử thời trang mãi mãi, đặc biệt là sự tồn tại của các tuần lễ thời trang.
Hashtag #Lịch sử thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Tuần lễ thời trang không còn quan trọng với giới mộ điệu. Nó chẳng còn đủ quan tâm với các buyer. Nó không hấp dẫn các nhà thiết kế. Nó tiêu tốn quá nhiều tiền trong Covid-19, vậy mục đích tồn tại của nó là gì?

Lịch sử tuần lễ thời trang

Vua Louis XIV của Pháp là người đầu tiên đưa ra khái niệm tuần lễ thời trang và chia ra hai mùa mốt Xuân-Hè và Thu-Đông. Vải vóc được tách biệt rõ theo màu sắc, họa tiết, độ dày và chất liệu. 400 năm đã trôi qua và đến nay, chúng ta vẫn sử dụng khái niệm này.

Tuy nhiên, ý niệm về một sàn diễn thời trang vẫn chưa được người Pháp sử dụng. Từ năm 1700 đến 1800, người Pháp vẫn chỉ dùng các mannequin để trưng bày quần áo.

Tuần lễ thời trang đầu tiên được tổ chức tại New York
Tuần lễ thời trang đầu tiên được tổ chức tại New York

Concept tuần lễ thời trang và sàn catwalk xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1943 tại Mỹ. Nó được tổ chức với ý đồ cho phép giới thu mua thời trang có một địa điểm khác để giao dịch. Các tuần lễ thơi trang khác được mở ra tại Milan vào năm 1958, Paris 1973 và London 1984.

Thời kỳ hưng thịnh

Khi nhắc tới tuần lễ thời trang, bạn nghĩ đến điều gì? Các fashionista/fashionisto dập dìu khoe dáng trong các bộ cánh thời thượng, hậu trường bận rộn, hay sàn diễn thời trang với ánh đèn sân khấu lấp lánh? Tuy nhiên, điều đó mới chỉ xảy ra vào năm 1993 và khởi đầu từ tuần lễ thời trang New York.

Trước năm 1993, tuần lễ thời trang New York là tự phát, các thương hiệu tự thuê địa điểm, thuê người mẫu, tổ chức sản xuất, họ chỉ đơn giản là chọn một khung thời gian giống nhau. Cho đến khi giám đốc CFDA Fern Mallis mong muốn tổ chức một buổi lễ liên kết hơn.

Công viên Bryant từng là nơi tổ chức tuần lễ thời trang tập trung tại New York
Công viên Bryant từng là nơi tổ chức tuần lễ thời trang tập trung tại New York

BTC sẽ thuê lại công viên Bryant tại trung tâm New York, căng lều bạt, dựng runway, điều phối âm thanh, ánh sáng bảo an,.. các thương hiệu chỉ việc thuê lại gói tổ chức đó. 50,000 đô la là con số thấp nhất mà một nhãn hàng phải bỏ ra nếu muốn tham gia vào sự kiện.

Cho đến năm 2010 thì tuần lễ thời trang đã phát triển quá lớn và họ phải di dời địa điểm sang quảng trường Lincoln. Tuy nhiên sự kiện lại không thu hút như khi tổ chức tại công viên Bryant. Tuần lễ thời trang tập trung dần bị đào thải và các thương hiệu thì lại trở về thói quen tổ chức lung tung khắp toàn New York như trước kia.

Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên quá tải, tuần lễ thời trang tập trung đã bị đào thải
Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên quá tải, tuần lễ thời trang tập trung đã bị đào thải

Chu kỳ 6 tháng đã lỗi thời

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao các nhà mốt phải ra mắt BST trước 6 tháng như vậy? Câu trả lời là kinh doanh.

Trong thế kỷ 20 (khi mà Internet còn là điều gì đó khá kì lạ), tuần lễ thời trang không chỉ là nơi tôn vinh nghệ thuật mà còn là địa điểm mua bán. Các Buyer sẽ xem xét BST, sau đó lên kế hoạch thu mua, kinh doanh, các tạp chí thời trang sẽ chuẩn bị nội dung, chụp các số báo, hợp tác quảng cáo,… Đây là một quy trính khá mất thời gian.

Xu hướng See Now, Buy Now và sự bùng nổ của Internet đã giết chết tuần lễ thời trang
Xu hướng See Now, Buy Now và sự bùng nổ của Internet đã giết chết tuần lễ thời trang

Sang đến thế kỷ 21, khi Internet bùng nổ, trào lưu See Now Buy Now nở rộ và dịch Covid-19 thì tuần lễ thời trang đang trở thành một ý niệm đã lỗi thời.

Ai đã hủy diệt tuần lễ thời trang

Internet, fast-fashion, Covid-19, sự thay đổi tiêu dùng

Thế kỷ 21 đánh dấu nhiều nghề nghiệp mới dựa vào kỷ nguyên số, trong đó có fashion blogger. Với sự ra đời của các dịch vụ streaming và bùng nổ MXH, các bloggers có thể “rò rỉ” các mẫu thiết kế ngay tại sàn diễn. Vậy là trước khi các mẫu thiết kế có mặt trên tạp chí hay các cửa tiệm thì chúng đã nhan nhản trên các phương tiện truyền thông.

Fast fashion thì ăn theo các blogger. Ngay khi các mẫu thiết kế cao cấp ra mắt, giới thời trang nhanh đã bắt tay vào “thiết kế” các mẫu mã ăn theo. Có khi chỉ sau 2 tuần thì một thiết kế tương tự đã được bày bán tràn lan. Đến khi các thương hiệu thời trang cao cấp chính thức mở bán thì đã quá muộn.

Thời trang nhanh có khi chỉ mất đến 2 tuần để ra mắt một BST mới
Thời trang nhanh có khi chỉ mất đến 2 tuần để ra mắt một BST mới

Covid-19 là một cú tát rất mạnh vào ngành hàng xa xỉ. Các thương hiệu buộc phải đóng cửa, cắt giảm cửa hàng và những khoản đầu tư không thu lợi nhuận như tuần lễ thời trang chắc chắn sẽ bị thẳng tay cắt bỏ.

Covid-19 cũng thay đổi cách tiêu tiền của mọi người. Họ sẽ thiên về chi trả cho trải nghiệm tìm sự cân bằng trong tâm hồn hơn là đầu tư cả trăm nghìn đô vào một chiếc túi Chanel mà chỉ có thể diện ở nhà để khoe với chú cún của gia đình.

Tuần lễ thời trang sẽ đi về đâu?

Trái ngược với Việt Nam, thế giới vẫn phải đau đầu với Covid-19 và rất nhiều show diễn phải hoãn lại. Mới đây là tuần lễ thời trang Xuân-Hè 2021 tại London, dự đoán, việc này sẽ gây nên một hiệu ứng dây chuyền khiến những nơi khác như Milan, Paris, New York có thể có động thái tương tự.  

Tuần lễ thời trang sẽ biến mất?
Tuần lễ thời trang sẽ biến mất?
Ngược dòng thời gian, đi tìm những dấu mốc lịch sử của tuần lễ thời trang Paris Louis Vuitton sẵn sàng đốt hết những thứ lỗi mốt chứ không bao giờ giảm giá BST Kenzo Xuân Hè 2021: Ai bảo thời trang cao cấp không thể kết hợp trang phục chuyên dụng?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp