Phải làm gì khi rắn bò vào nhà?

Thanh Lê Đăng lúc: Chủ nhật, 08/11/2020 09:30 (GMT +7)
Vào mùa mưa hoặc nước lụt, rắn thường bò vào nhà, do đó người dân cần có kiến thức cơ bản để xử lý an toàn khi gặp tình huống này.

Sau khi nước lũ rút, trong khi dọn dẹp bùn đất, người dân Hà Tĩnh phát hiện rất nhiều rắn độc đang trú ngụ  trong nhà và các công sở, trường học. Phần lớn là những loài cực độc như cạp nia, hổ mang. Chúng trú ẩn tại những nơi kín đáo như hộc tủ, tủ quần áo, chăn màn.

Việc xử lý rắn độc trở thành vấn đề nghiêm trọng, bởi nếu sơ suất rất dễ bị rắn tấn công gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, những loài rắn, đặc biệt là rắn độc có khứu giác và tầm nhìn ban đêm tốt. Ở nước ta chúng thường sống ở các khu rừng rậm, đồng bằng, đồng cỏ, bụi tre, bờ sông, suối… Mỗi khi nước lũ dâng lên, rắn sẽ tìm đến những nơi cao ráo hơn để trú ẩn. Đó là lý do chúng bò vào nhà.

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa I Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết, tâm lý chung của nhiều người khi gặp rắn đều là hoảng loạn, la hét và cố gắng đuổi đánh hoặc bỏ chạy. Nhưng vị bác sĩ này cho hay những hành động này đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn, thậm chí có thể tạo ra tác động ngược, khiến rắn tấn công lại, nhất là trẻ em.

Tấn công hay bỏ chạy đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn.
Tấn công hay bỏ chạy đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn.

Bác sĩ này cũng chia sẻ khi phát hiện rắn cần nhanh chóng quan sát xung quanh và thông báo cho mọi người biết, trường hợp có trẻ em, hãy đưa trẻ tránh xa ngay khu vực nguy hiểm.

Nếu gặp những loại rắn độc và dễ nhận biết như rắn lục đuôi đỏ, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, thì phải chuẩn bị bị găng tay, mang ủng nếu có sẵn để tránh bị rắn cắn.

Sau đó, nếu có thể hãy dùng cây gậy dài và nhẹ nhàng dọa đuổi chúng đi, trường hợp chúg vẫn nằm yên trong hóc nhà, kẹt tủ hay quấn trong chăn, thì hãy để yên và đừng động đến chúng và gọi người có kinh nghiệm đuổi bắt rắn để cùng giải quyết, không nên xử lý một mình.

Bác sĩ cũng cho lời khuyên trong trường hợp này đó là giữ tâm lý bình tĩnh để giải quyết vấn đề, hành động dứt khoát.

Nếu không may mắn bị rắn độc cắn, cần khẩn cấp đến cơ sở y tế gần nhất. Rắn độc cắn có thể tử vong trong vòng 30-60 phút nếu không được sơ cứu và dùng huyết thanh kháng nọc độc. Đặc biệt nếu người xung quanh không có kỹ năng sơ cứu, nọc độc có thể xâm nhập nhanh hơn, tính mạng của nạn nhân càng thêm nguy cấp. 

Tây Ninh: Bé trai 2 tuổi tử vong chỉ sau một cú ngã Thành Draw: Từ thí sinh "1 chọn" đến đối thủ đáng gờm tại Rap Việt TLinh: Chiến binh nữ duy nhất bước vào Chung kết Rap Việt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp