Theo báo cáo tài chính của Techcombank mới đây nhất thì đến hết năm 2020, ngân hàng thương mại cổ phần này chỉ còn vỏn vẹn 417 triệu đồng đầu tư tại Vietnam Airlines. Nhưng bản thân khoản đầu tư này cũng được xếp vào loại “chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán”.
Nghĩa là Techcombank đã quyết tâm "xóa sạch quá khứ" với hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Đây là điều khiến nhiều người rất ngạc nhiên bởi chỉ mới 7 năm trước, vào năm 2014, thời điểm Vietnam Airlines thực hiện cổ phần hóa lần đầu ra công chúng thì Techcombank chính là cổ đông lớn thứ 2 chỉ sau SCIC khi mua tới 25.760.000 cổ phần, chiếm 52% số cổ phần được bán ra và tương ứng 1,82% cổ phần của Vietnam Airlines.
Nhìn về chặng đường xa hơn hai doanh nghiệp này có mối thâm tình không hề đơn giản, nếu không muốn nói là "tình thân như thủ túc". Ngay từ khi được thành lập vào năm 1993, Techcombank đã có cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất (20%) là Vietnam Airlines. Năm 2000, Tổng Giám đốc Techcombank - ông Nguyễn Đức Vinh chính là Phó Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chuyển sang (ông Vinh rời Techcombank vào năm 2012).
Năm 1999. Vietnam Airlines cũng từng là cổ đông lớn của Techcombank trước khi thực hiện thoái vốn ngoài ngành theo yêu cầu của nhà nước. Hai doanh nghiệp này tiếp tục mối lương duyên kéo dài nhiều năm sau đó bằng việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho nhau.
Techcombank cũng từng cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng đa dạng cho Vietnam Airlines, đồng thời cung cấp hạn mức tín dụng lớn và tham gia tài trợ nhiều dự án trọng điểm của Vietnam Airlines. Đến 6/8/2015, thỏa thuận hợp tác toàn diện được ký kết giữa đôi bên và người ta nghĩ rằng, đây sẽ là "mối tình" vĩnh viễn không xa rời.
Nào ngờ chỉ 2 năm sau, đầu năm 2017, Techcombank tuyên bố thoái vốn khỏi Vietnam Airlines. Sau 3 đợt bán ra, Techcombank bán được tổng cộng 25,56 triệu cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines, thu về khoảng từ 834 tỷ đồng đến 1.044 tỷ đồng. Một pha đầu tư sinh lời gần như gấp đôi của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (khoản tiền Techcombank đã bỏ ra mua vào khoảng 570 tỷ đồng).
Liên tiếp sau đó, Techcombank thoát vốn và rút lui khỏi nhiều dịch vụ cung cấp cho Vietnam Airlines. Hiện tại hai bên chỉ còn duy trì hợp tác trong một số mảng nghiệp vụ, như phát hành thẻ thanh toán quốc tế, chương trình Bông sen vàng,…
Sau khi lâm vào khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 tấn công. Vietnam Airline đã lên tiếng "kêu cứu", nhưng hiện tại Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết mới có 3 tổ chức tín dụng gồm Seabank, MSB và SHB đã là cam kết tài trợ cho Vietnam Airlines vay với tổng số tiền là 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN.
Như vậy, trong số các ngân hàng dang tay với VNA trong lúc khó khăn không có tên Techcombank. Danh sách các ngân hàng cấp tín dụng cho Vietnam Airlines tính đến 31/12/2020 cũng không có tên Techcombank dù hãng hàng không này đang vay nợ hơn 13 nghìn tỷ đồng.
Bình luận