Tết Đoan Ngọ là gì mà cứ đến ngày là ai cũng ăn rượu nếp để "giết sâu bọ"?

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Chủ nhật, 13/06/2021 21:25 (GMT +7)
Cùng tìm hiểu xem Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào mà cứ đến dịp này là ai cũng ăn rượu nếp để giết sâu bọ nhé!
Hashtag #Ẩm thực việt nam #Tết Đoan ngọ #Chuyện đó đây #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Cứ mỗi dịp 5/5 Âm lịch, nhà nhà lại nô nức mua rượu nếp, mận vải để "giết sâu bọ". Vậy có bao giờ bạn tự hỏi Tết Đoan Ngọ có từ bao giờ, vì sao lại cái tên như vậy và ý nghĩa của ngày Tết này là như thế nào không? Hãy cùng 2 Đẹp tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch.
Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Theo đó, "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Đây là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan... 

Sự tích Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc

Vào cuối thời Chiến Quốc, Khuất Nguyên - một vị đại thần của nước Sở. Tương truyền, ông là tác giả bài thơ Ly Tao trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, ông đã gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự vẫn vào ngày 5/5 Âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa nên cứ đến ngày này, người dân Trung Quốc lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc rồi đua thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre để cúng Khuất Nguyên. 

Người Trung Quốc thường tổ chức đua thuyền rồng vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Người Trung Quốc thường tổ chức đua thuyền rồng vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Sự tích Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Theo truyền thuyết kể lại, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ lại kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu vì không biết cách nào để giải nạn sâu bọ thì bỗng nhiên có một ông lão đi tới, tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng lập đàn cúng đơn giản, gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Người dân lập tức làm theo, một lúc sâu, đàn sâu bọ té ngã rũ rượi.

Tết Đoan Ngọ được coi là ngày Tết 'giết sâu bọ'.
Tết Đoan Ngọ được coi là ngày Tết "giết sâu bọ".

Đôi Truân còn nói, sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng nên hễ cứ đế ngày 5/5 Âm lịch cứ làm theo những gì được bảo thì ắt sẽ trị được chúng. Vì vậy, để tưởng nhớ việc này, người ta đã gọi ngày 5/5 Âm lịch là "Tết giết sâu bọ", là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. 

Các nét văn hóa đặc trưng của Tết Đoan Ngọ

Mặc dù mỗi nơi đều có những tập tục khác nhau nhưng nhìn chung nhà nào cũng cúng gia tiên, có xôi chè, bánh trái. Ở miền Bắc, Tết Đoan Ngọ là dịp mọi người thường quây quần cùng gia đình. Ngay từ sáng sớm, người ta thường ăn rượu nếp, bánh tro, trái cây... để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. 

Người miền Bắc thường ăn rượu nếp, trái cây vào buổi sáng trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Người miền Bắc thường ăn rượu nếp, trái cây vào buổi sáng trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Ở miền Trung, mọi người thường mua vịt về cúng, có nơi lại rủ nhau đi tắm biển đúng 12 giờ trưa (giờ Ngọ). Những nơi không có biển thì cho trẻ em ra giếng tắm và ngước mắt lên nhìn mặt trời khoảng 3 giây để diệt sâu bọ. Tuy nhiên, ngày nay, khi biết được việc nhìn trực tiếp mặt trời sẽ ảnh hưởng đến thị lực nên tập tục này hầu nhưu không còn nữa.  

Ngoài ra, ở một số nơi, ngày 5/5 Âm lịch là thời điểm có dương khí tốt nhất, là thời khắc mặt trời tỏa ánh nắng tốt nhất trong nhất trong năm. Vì vậy, nhiều người lựa chọn thời điểm này để đi hái lá thuốc, có tác dụng chữa bệnh ngoài da, đường ruột, cảm mạo. Những loại lá thường được hái về phơi khô và dùng cả năm như: tía tô, kinh giới, lá cam, lá ích mẫu, ngải cứu... 

Những món ăn quen thuộc như: bánh tro, rượu nếp, trái cây...
Những món ăn quen thuộc như: bánh tro, rượu nếp, trái cây...
Nhiều gia đình còn làm những mâm cơm cúng trong dịp Tết này.
Nhiều gia đình còn làm những mâm cơm cúng trong dịp Tết này.

Thậm chí, người Việt xưa còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi để quệt vào thóp, ngực, rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu hay đến điện xin con dấu, vẽ bùa ngữ sắc để không bị tà ma quấy nhiễu. Ngày nay, phần lớn các tục lệ đã được bãi bỏ do y học ngày càng tiên tiến, người ta tin vào những điều khoa học hơn là mẹo dân gian. Vì vậy, những tập tục trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng đã thay đổi ít nhiều. 

Những điều cần tránh làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

Những loại quả có vị chua như: mận, vải, xoài... được cho là sẽ 'diệt' sâu bọ.
Những loại quả có vị chua như: mận, vải, xoài... được cho là sẽ "diệt" sâu bọ.

- Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ "tà". Do đó, trong ngày này, bạn nên tránh để giày dép lộn xộn, không đúng chỗ bởi dễ chiêu dụ tà khí. 

- Tránh để rơi tiền: Nhiều người quan niệm rằng, rơi tiền, rơi ví trong ngày Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận trong năm sẽ đi xuống. 

- Không mua những vật phẩm kỳ quái: Việc mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa có thể sẽ rước thêm tà khí về nhà. 

Bánh tro là món bánh đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Bánh tro là món bánh đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ gắn liền với tín ngưỡng của cả cộng đồng và trở thành một ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam. Trên đây là một số thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa và các tập tục trong ngày Tết Đoan Ngọ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về ngày 5/5 Âm lịch - ngày Tết "giết sâu bọ" của nước mình.

Bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực, vị của những ngày cuối xuân trên đất Bắc Tết Hàn thực là gì mà cứ đến dịp này nhà nhà đều làm bánh trôi, bánh chay Đổi gió cho Tết Hàn thực bằng những đĩa bánh trôi màu sắc, nhìn là muốn ăn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp