Năm 1889, Tháp Eiffel được hoàn thành để chào đón Triển lãm Thế giới Expo 1898. Cũng giống như nhiều công trình biểu tượng khác, Tháp Eiffel cũng gặp phải những chỉ trích ngay từ khi còn đang nằm trên bản vẽ.
Người Paris từng gào lên rằng, dựng một cục sắt trong trái tim nước Pháp là một sự sỉ nhục, kiến trúc tuyệt mỹ của trái tim châu Âu sẽ bị phá nát.
Mặc những lời chỉ trích đó, Eiffel vẫn hoàn thành, vẫn ngạo nghễ chứng kiến những dấu mốc lịch sử quan trọng của nước Pháp trong thế kỷ XX.
Vốn dĩ, ngọn tháp được sử dụng để truyền tín hiệu vô tuyến trong Chiến tranh Thế giới I. Tới Chiến tranh thế giới II, Eiffel trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của Hitler. Trùm phát-xít muốn dày xéo trái tim Paris dưới gót giày. Trước tình cảnh đó, những chiến sĩ Pháp đã quyết định cắt phăng dây thang máy và cố thủ đến cùng để bảo vệ tất cả những gì còn sót lại nền văn minh sắp mất.
Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, "cái cục sắt" ngày nào vẫn sừng sững đứng đỏ, chào đón các bộ óc thiên tài của thế giới về tụ họp tại cái nôi của nghệ thuật châu Âu.
Trong hơn 100 năm tồn tại của mình, tháp Eiffel đã chứng kiến nhiều sự kiện nghệ thuật và đặc biệt là thời trang. Không chỉ thể hiện tài nghệ thủ công bậc nhất, người Pháp còn thể hiện lòng thành kính với quê hương khi chọn tháp Eiffel làm đường băng catwalk, để phô diễn những gì được xem là tinh túy nhất của một trong những đất nước được coi là cái nôi của thời trang.
Người Pháp không bao giờ ngưng mặc đẹp cho dù chìm trong khổ đau hậu Đệ nhị Thế chiến. Và Dior, dù chịu nhiều tổn thất về kinh doanh và mang nỗi buồn cá nhân, thì vẫn ra mắt BST New Look vào năm 1948. Ông như một đấng cứu thế vực lại thế giới thời trang gấm hoa đang lụn bại trong đống tro tàn.
Cứ đến mùa mốt Xuân-Hè, người yêu thời trang lại ngóng trông xem Anthony Vaccarello sẽ tổ chức show diễn nào dưới chân tháp Eiffel. Ông chia sẻ rằng: Nơi đây như một một nhà nguyện - để ông tỏ lòng tôn kính với người sáng lập.
Và vì thế, "Cô gái phản tiết hạnh" Saint Laurent hết năm này qua năm khác đều luôn ngạo nghễ sải bước dưới chân tháp Eiffel.
Được xem là con cừu đen của làng thời trang khi luôn thể hiện phẩm chất nổi loạn qua các thiết kế, nhưng mặt khác, thương hiệu này lại như con chiên ngoan đạo với đức tin và xứ sở của mình. Jean Paul Gaultier luôn hướng về và đặt tình cảm của mình vào trái tim nước Pháp.
Không chỉ trình diễn BST dưới chân ngọn tháp, đôi lần Jean Paul Gaultier còn đưa biểu tượng này vào các tác phẩm haute couture của mình. Từ chiếc đầm cổ điển thêu hình tháp Eiffel tới những chiếc tất lưới gợi cảm.
Không mang trong mình dòng máu Pháp nhưng Cố giám đốc sáng tạo của Chanel Karl Lagerfeld luôn coi Paris là nhà. Hết lần này tới lần khác, ông không ngừng tìm cách tôn vinh những nét đẹp của thành phố hoa lệ này.
Đỉnh cao trong sự nghiệp của Karl Largefeld có thể kể đến sàn diễn Haute Couture Thu-Đông 2017, kẻ tha hương nước Đức đã dựng lại mô hình chân tháp Eiffel chuẩn đến từng mối hàn trong lòng Grand Palais, tạo nên bối cảnh hoàn hảo để ông kể câu chuyện của mình.
Bình luận