Nếu người ăn Eat Clean “rùng mình” khi nhìn tín đồ Keto nạp lòng lợn, tóp mỡ… vào cơ thể, người ăn keto ngán ngẩm không kém khi chứng kiến bữa ăn của các Eat Cleaner chỉ xoay quanh các loại rau củ và món ức gà - thì may mắn thay, họ hoàn toàn có thể “chia ngọt sẻ bùi” với nhau bằng một li giấm táo.
Thời buổi mạng xã hội lên ngôi, các group mọc lên như nấm giúp kết nối những thành viên có cùng sở thích. Bên cạnh các chủ đề ăn ngon, mặc đẹp, nhà sang, thì câu chuyện giảm cân cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, khi mà nó đề cập trực tiếp đến một vấn đề thời đại: Căn bệnh béo phì. Hoặc giả sử, ngay cả khi không quá béo, thì cũng có mấy ai tự cảm thấy hài lòng với cơ thể mình? Việc giảm mỡ, giữ cân, đẹp da, giữ dáng… trở thành giấc mơ của tất cả mọi người. Đó cũng đồng thời là những lợi ích khi bạn kiên trì theo đuổi các phương pháp giảm cân Eat clean, Intermittent Fasting (IF hay Nhịn ăn gián đoạn) và Ketogenic Diet (viết tắt là Keto).
Eat Clean nghĩa là chế độ ăn sạch, nhưng sạch ở đây cần được hiểu là “sạch” trong lựa chọn và chế biến thực phẩm chứ không phải ăn uống sạch sẽ hay ăn hết sạch mọi thứ. Đồ ăn trong Eat Clean hạn chế tối đa các loại gia vị (đặc biệt là đường và muối) - được để sống, hấp hoặc luộc để giữ được hương vị gốc của thực phẩm. Chế độ ăn này được xem là lý tưởng cho những người có thói quen “ăn không dừng được mồm” vì nó cho phép bạn ăn nhiều nhưng lại không khiến bạn tăng cân.
Để theo đuổi Eat Clean, người ăn kiêng nên ưu tiên các thực phẩm như: Rau củ xanh; Ngũ cốc; Trái cây tươi; Thịt nạc (ức gà, bò phi lê, cá, đồ biển,…); Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mè, hạt Brazil,…
Intermittent Fasting (viết tắt là IF) hay Nhịn ăn gián đoạn - được nhiều người coi là “chân ái” của cuộc đời khi phương pháp này cho phép họ ăn uống đa dạng tất cả những gì họ muốn mà vẫn có thể giảm cân, dù đó là những thực phẩm cao năng lượng và được xem là không có lợi cho sức khỏe như trà sữa trân châu, đồ ăn nhanh, nước giải khát đóng chai,… miễn rằng tổng lượng calo nạp vào trong ngưỡng cho phép và chỉ ăn trong một thời gian nhất định.
Nhiều người không xem IF như một chế độ ăn kiêng bởi nó không quá khó để thực hiện, có thể nói IF đã được nâng tầm để trở thành một phong cách sống. Dù gây nhiều tranh cãi vì đi ngược lại với phương pháp ăn uống truyền thống (như việc bỏ bữa sáng, cho phép ăn đêm...) nhưng qua thực tế, nó đã chứng minh sự hiệu quả và ngày càng được đón nhận.
Về bản chất, phương pháp nhịn ăn gián đoạn dựa trên cơ chế tạm thời cắt nguồn thức ăn của cơ thể, đưa cơ thể vào trạng thái “sinh tồn”. Khi đó, lượng đường và insulin trong máu sẽ giảm và hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều hơn, cơ thể sẽ đốt chất béo dự trữ thành năng lượng.
Có nhiều cách để thực hiện Nhịn ăn gián đoạn, trong đó có các hình thức:
16:8 có nghĩa là nhịn ăn 16 tiếng, ăn 8 tiếng;
Eat-Stop-Eat: Mỗi tuần bạn sẽ chọn ra 2 ngày nhịn ăn hoàn toàn, những ngày còn lại được ăn;
Nhịn cách ngày: Ăn 1 ngày, nhịn 1 ngày và cứ thế duy trì cho đến khi đạt được cân nặng mong muốn;
Ăn ít calo: Mỗi tuần 2 ngày, bạn chọn ra 2 ngày/1 tuần để nạp vào cơ thể ¼ lượng calories tiêu thụ trong một ngày (dựa theo chỉ số TDEE).
Bạn vốn nuông chiều cơ thể bằng cách nạp thật nhiều carbohydrate bằng cách ăn tinh bột một cách vô tư, nhưng đến một ngày lại cắt bỏ hầu hết tinh bột trong khẩu phần ăn khiến cơ thể “đói” carbohydrate và buộc nó phải sử dụng đến nguồn glucose đang dự trữ để phục vụ nhu cầu năng lượng của mình. Quá trình glucose được thay thế bằng chất béo để tạo ra năng lượng này được gọi là Ketosis – trạng thái bắt buộc phải diễn ra nếu bạn theo đuổi giảm cân theo phương pháp Keto. Như vậy, giảm cân Keto nghĩa là áp dụng chế độ ăn kiêng ketogenic để điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cơ thể qua chế độ ăn lowcarb (giảm tối đa carbohydrate).
Thông thường, để theo chế độ Keto thì bạn phải chia khẩu phần ăn tăng chất béo (chiếm 75%), giữ mức protein ổn định (khoảng 20%) và cắt giảm tối đa tinh bột (5%).
Những chất béo nạp vào cơ thể nên ưu tiên chất béo không bão hòa, bao gồm chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa (omega 3 và omega 6) có trong đồ biển, nhất là cá, trái bơ, dầu dừa, dầu oliu, các loại đậu và hạt (hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mè, hạt Brazil, macca)...
Dù theo đuổi phương pháp nào trong 3 phương pháp Eat Clean, IF và Keto, người thực hành cũng chỉ có thể giảm cân nếu tuân thủ nguyên tắc giảm năng lượng nạp vào đồng thời tăng năng lượng tiêu hao. Sở dĩ, khi năng lượng nạp vào nhỏ hơn năng lượng tiêu hao, cơ thể bắt buộc phải sử dụng đến năng lượng dự trữ của cơ thể (các lipit - hay tế bào mỡ) để tự phục vụ nhu cầu hoạt động của chính nó. Như vậy, Eat Clean, IF và Keto là chìa khóa để giải quyết bài toán giảm năng lượng nạp vào, thế còn tăng năng lượng tiêu hao thì sao?
Ai cũng biết để tăng năng lượng tiêu hao thì tăng cường vận động thể chất chính là mấu chốt. Nhưng không phải ai cũng biết chúng ta hoàn toàn có thể giảm cân, giảm mỡ thụ động thông qua một số thực phẩm thuần organic mà giấm táo là một ứng cử viên thiện chiến.
Năm 2009, các nhà khoa học Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu trên 3 nhóm người béo phì với cùng chế độ ăn. Những người dùng từ 15ml – 30ml giấm táo mỗi ngày sẽ giảm được ít nhất 1.2kg mỡ và cân nặng trong 12 tuần. Trong khi đó, nhóm không sử dụng giấm táo lại cho kết quả đáng buồn: Họ tăng thêm 0.5kg và số đo vòng eo cũng tăng.
Axit axetic có nhiều trong giấm táo tạo ra cảm giác no, làm ức chế những cơn thèm ăn bất chợt. Dạ dày không liên tục réo gọi đòi ăn nữa, lâu ngày sẽ thành thói quen tốt khiến não bộ tự điều chỉnh một nhu cầu dinh dưỡng mới ở ngưỡng calo thấp hơn. Điều này có ý nghĩa với mọi phương pháp ăn kiêng nhưng đặc biệt thiết thực với những người theo đuổi Keto - phương pháp ăn kiêng mà người thực hành buộc phải cắt bỏ tinh bột dẫn đến những cơn thèm ăn bất chợt.
Kì diệu hơn cả, giấm táo cũng chính là điểm giao thoa của 3 phương pháp giảm cân Eat Clean, Keto và IF. Nếu người ăn Eat Clean sợ hãi khi nhìn tín đồ keto nạp lòng lợn, tóp mỡ… vào cơ thể, người ăn keto ngán ngẩm không kém khi chứng kiến bữa ăn của các Eat Cleaner chỉ xoay quanh các loại rau củ và món ức gà, thì may mắn thay, họ hoàn toàn có thể “chia ngọt sẻ bùi” với nhau bằng một li giấm táo.
Trong Eat Clean, Keto và IF, giấm táo được coi như loại nước uống thần thánh, có tác dụng tương tự thức uống detox, không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát cân nặng, giảm thèm ăn, tốt cho hệ tim mạch, điều hòa sản xuất năng lượng và cải thiện làn da.
Không dừng ở đó, giấm táo còn được dùng để chế biến các món ăn trong Eat Clean, Keto và IF, ví dụ như sử dụng trong trộn salad sẽ làm tăng hương vị, hay kết hợp với trứng gà, mù tạt để tạo nên sốt mayonnaise trộn, chấm rau củ vô cùng thơm ngon.
Như vậy, dù các phương pháp Eat Clean, IF và Keto khác nhau về cơ sở khoa học và có những ưu nhược điểm khác nhau, thì tín đồ của cả 3 phương pháp này vẫn có điểm chung là đều có thể sử dụng giấm táo trong bữa ăn hàng ngày. Nếu vẫn e ngại mùi nồng gắt của giấm táo, bạn hoàn toàn có thể thay thế chúng bằng các sản phẩm bổ sung chứa chiết xuất giấm táo - vừa thuận tiện, nhanh gọn, lại vô cùng tiện lợi khi có thể cất gọn trong túi xách và theo bạn đi làm, đi chơi, đi du lịch… thay vì cứ phải ôm khư khư chai giấm táo suốt cả ngày dài.
Bình luận