Kết phiên ngày hôm nay, điểm VN-Index tăng 5,08 điểm (0,43%) lên 1.191,44 điểm, HNX-Index tăng 1,97% lên 286,67 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,97% lên 81,41 điểm.
Sắc xanh phủ đều ở hầu hết các nhóm ngành Tài chính, dầu khí, ngân hàng và bất động sản. Nhóm ngân hàng tiếp tục là nhóm dẫn đầu thị trường, trong đó cổ phiếu SSB gây bất ngờ với phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp, ở phiên giao dịch chốt phiên mã SSB đang ở mức giá 28.150 đồng/cp. Tiếp theo là cổ phiếu SHB với mức tăng giá 9,4% lên 25.700 đồng/cp. Các mã khác tăng giá khác có KLB, STB, VIB, EIB, cùng với mức tăng 3%.
Hiếm hoi có các mã đi ngược đà tăng khi đóng cửa dưới giá tham chiếu là VPB, CTG, MBB.
Ngành thép cũng có phiên đồng loạt tăng giá mạnh, các cổ phiếu tăng hơn 2% có POM, TVN, NKG, SMC và HSG. Trong khi VGC và TLH đóng cửa tại mức giá trần.
Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt 1,012 tỷ đơn vị, tương ứng số thanh khoản giá trị 19.500 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất trên thị trường hôm nay là cổ phiếu MSN (tập đoàn Masan) khi tiếp tục có phiên tăng giá trần thêm 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,52%) lên mốc 92.500 đồng/cổ phiếu. Sau 1 tuần, MSN đã tăng hơn 6,9% giá trị. Nếu tính theo quý thì mức tăng của MSN còn tốt hơn với 10,78% giá trị.
Trong báo cáo thường niên 2020 của Tập đoàn Masan (MSN), Chủ tịch Tập đoàn, ông Nguyễn Đăng Quang khẳng định sẽ xây dựng nền tảng với EBITDA hướng tới mục tiêu hòa vốn trong Quý 4/2020, đưa hệ thống bán lẻ VinCommerce (sau thời gian thâu tóm) bước vào kế hoạch "Alpha-Bet".
Điểm đáng lưu ý nhất là mục tiêu chuyển hoá The CrownX - đơn vị sở hữu VinCommerce thành nền tảng "Point of Life". Cụ thể, hệ thống các điểm bán của VinCommerce (gồm VinMart và VinMart+) sẽ trở thành điểm đến "tất cả trong một" (one-stop shop) không chỉ còn là cửa hàng thực phẩm đơn thuần nữa mà sẽ phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.
Đối tác cung cấp dịch vụ tài chính cho sự đổi thay này của Vinmart và Vinmart+ chính là ngân hàng cổ phần Kỹ Thương Techcombank. "Sẽ có ít nhất 50% cửa hàng Vinmart trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số đa dạng", ông Quang tiết lộ.
Tiềm năng thị trường tài chính ca nhân tại Việt Nam là rất tiềm năng, hiện tại các giao dịch đang được xử lý ở con số 1 triệu giao dịch mỗi ngày và dự báo sẽ tăng gấp 5 - 10 lần vào năm 2025. Kết hợp bán lẻ và dịch vụ tài chính với 50% ngân sách tiêu dùng sẽ là nền tảng ổn định và vững vàng cho Masan.
Kế hoạch 5 năm tới của Masan sẽ là xây dựng mô hình hiệu quả để phục vụ tối đa 50 triệu khách hàng. Nâng quy mô doanh thu lên từ 7 - 10 tỷ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số cho lĩnh vực bán lẻ.
Bình luận